Ngay khi đất nước bước vào chiến tranh, tổng tham mưu trưởng Gh. C.
Giu-cốp đã được cử tới Phương diện quân Tây - Nam để giúp bộ tư lệnh
phương diện quân tổ chức đòn giáng trả quân địch. B. M. Sa-pô-sni-cốp,
gĩư chức tổng tham mưu trưởng đến đầu thu năm 1940, đã tới Phương diện
quân Tây làm đại diện Bộ Tổng tư lệnh. Bộ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng
X. C. Ti-mô-sen-cô đã được chi định làm Tổng tư lệnh hướng chiến lược
Tây.
Tướng N. Ph. Va-tu-tin, phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất, được phái
tới Phương diện quân Tây - Bắc; sau một thời gian ở đó, đồng chí ấy đã
được chỉ định làm tham mưu trưởng phương diện quân này. Phó tổng tham
mưu trưởng V. Đ. Xô-cô-lốp-xki và cục trưởng Cục tác chiến Gh. C. Ma-
lan-đin cùng với một số cán bộ của cục này đã đến Phương diện quân Tây.
Một số cán bộ có trình độ giỏi của Bộ Tổng tham mưu cũng đã được phái
tới các phương diện quân.
Tất nhiên, cần phải bổ sung cho mặt trận những cán bộ có trình độ giỏi
và mạnh mẽ nhất. Tư lệnh các phương diện quân cần những lời khuyên, cần
được giúp đỡ, cần giữ mối liên lạc với Bộ Tổng tư lệnh tối cao, và nhiệm vụ
này đã giao cho các đại diện của Bộ dân ủy quốc phòng và của Bộ Tổng
tham mưu được cử đi trong những ngày đầu chiến tranh.
Nhưng bộ Tổng tham mưu cũng là một khâu rất quan trọng trong việc
lãnh đạo chiến lược. Để cho nó hoàn toàn thiếu cán bộ lãnh đạo, dù chỉ mấy
ngày thôi, là một điều không đúng. Là cơ quan tác chiến của Bộ Tổng tư
lệnh tối cao, nó có vai trò rất to lớn. Cần lưu ý rằng chiến tranh thế giới lần
thứ hai đã đặt ra những đòi hỏi cao chưa từng thấy đối với các bộ tham
mưu, nhất là cơ quan tham mưu cấp cao.
Không phải chỉ có nhu cầu về sự lãnh đạo một cách tập trung và thống
nhất những hoạt động quân sự, mà tầm quan trọng của Bộ Tổng tham mưu
trong việc nghiên cứu những kế hoạch chiến cục và chiến dịch, trong việc
tổng kết và phổ biến kinh nghiệm chiến tranh, ngay cả khối lượng công tác