Mặc dù những nhà chỉ huy quân sự có kinh nghiệm và rất có uy tín như
C. E. Vô-rô-si-lốp, X. M. Bu-đi-on-nưi và X. C. Ti-mô-sen-cô đã được chỉ
định làm Tổng tư lệnh các hướng, nhưng qua các đồng chí đó, đã không thể
tổ chức lãnh đạo chiến dịch được cụ thể hơn, chủ yếu là do các đồng chí đó
không có đầy đủ quyền hạn, không có những bộ tham mưu mạnh, có khả
năng làm việc, không có lực lượng dự bị để tác động tích cực vào tình hình
chiến sự.
Vì sự kiện ở các mặt trận thay đổi một cách nhanh chóng, nên thông
thường, Đại bản doanh không có điều kiện ra chỉ thị cho các phương diện
quân thông qua khâu trung gian, mà buộc phải gửi trực tiếp cho những
người thực hiện là tư lệnh các phương diện quân. Vì vậy, như tôi đã nêu, tới
mùa hè năm 1942, người ta đã giải thể bộ Tổng tư lệnh các hướng chiến
lược, còn Đại bản doanh thì trực tiếp lãnh đạo các phương diện quân.
Việc điều khiển bộ đội ở Viễn Đông thì có khác. Ở đó, do bộ tư lệnh các
phương diện quân và Đại bản doanh cách nhau rất xa, do phương tiện thông
tin liên lạc vững chắc giữa Mát-xcơ-va và Viễn Đông vào lúc đó rất hạn
chế, khi bộ đội các phương diện quân thực hiện một mục tiêu chiến lược
thòng nhất, nên việc thành lập Bộ Tổng tư lệnh bộ đội Liên Xô ở Viễn
Đông, theo đánh giá của Đại bản doanh và Hội đồng quốc phòng Nhà nước,
là hoàn toàn đúng đắn.
Tôi xin nêu ra một vấn đề nữa, dù nó không liên quan trực tiếp đến cơ
cấu tổ chức. Mùa thu năm 1941, theo quyết định của Đại bản doanh, người
ta đã mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của các Tổng tư lệnh và tư lệnh
các binh chủng của các Lực lượng vũ trang và của một số chủ nhiệm tổng
cục thuộc Bộ dân ủy quốc phòng, còn bản thân các đồng chí đó được nâng
lên chức thứ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng.
Về nguyên tắc, biện pháp đó dường như đã chín từ lâu, và chúng tôi
không phản đối. Nhưng chẳng bao lâu, chúng tôi cảm thấy rằng điều đó
chưa hoàn toàn được suy nghĩ đầy đủ; chu đáo. Khi mà mỗi Tổng tư lệnh