giáng đòn chủ yếu từ phía vùng Da-bai-can - lãnh thổ của Cộng hòa Nhân
dân Mông Cổ - theo hướng Trường Xuân và Thẩm Dương.
Mục đích của kế hoạch đó là: đưa cánh quân chủ yếu của bộ đội Liên
Xô đánh vu hồi từ phía Nam các khu vực phòng thủ vững chắc Hải Lạp Nhĩ
và Kha-lun - A-rơ-san, chia cắt phương diện quân 3 của đạo quân Quan
Đông thành hai bộ phận. Thật vậy, trên đường tiến công của bộ đội Liên
Xô, trước khi họ đến được những vùng trung tâm Đông - Bắc Trung Quốc,
thì có thảo nguyên hoang vắng, khô cằn và có dãy núi Đại Hưng An hiểm
trở.
Đòn đột kích đối diện mạnh bằng lực lượng của Phương diện quân Viễn
Đông 1 được dự kiến từ phía Pri-mô-ri-ê, từ vùng phía Nam hồ Khan-ca,
theo hướng Cát Lâm. Sau khi hợp điểm tại đây, bộ đội phương diện quân
này và Phương diện quân Da-bai-can phải phát triển tiến công theo hướng
Thẩm Dương, Lữ Thuận. Các phương diện quân ấy phải chọc thủng tuyến
khu vực phòng thủ vững chắc của Nhật. Để thực hiện được điều đó, các
phương diện quân nói trên cần có tất cả những lực lượng và phương tiện
cần thiết. Các hướng nêu trên đã bảo đảm hoàn toàn bao vây lực lượng chủ
yếu của đạo quân Quan Đông trong một thời gian ngắn nhất.
Đồng thời, kế hoạch còn dự kiến rằng chính lực lượng của mỗi cánh
quân cơ bản này của bộ đội Liên Xô sẽ giáng tiếp hai đòn bổ trợ. Cánh quân
đã triển khai ở vùng ven sông A-mua phải tiến công trên một số hướng từ
phía Bắc, để làm tê liệt lực lượng địch đương đầu với nó và, do đó, tạo điều
kiện tiến hành thắng lợi các đòn đột kích trên các hướng chủ yếu.
Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao cố gắng thực hiện những ý đồ
của mình bằng cách liên tiếp thực hiện những nhiệm vụ sau đây. Thứ nhất,
nhanh chóng tiêu diệt quân yểm trợ của Nhật, khắc phục dải địa hình hiểm
trở, đưa lực lượng của ba phương diện quân đang hiệp đồng tác chiến vào
các tuyến mà từ đó có thể phát triển tiến công trực tiếp vào những khu vực
xung yếu có tính chất sống còn của địch. Thứ hai, tiêu diệt lực lượng dự bị