của đạo quân Quan Đông và đưa được lực lượng chủ yếu của bộ đội tiến
công đến tuyến Xích Phong, Thảm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Cát
Lâm, Dương Tử. Việc đó phải làm cho cánh quân chiến lược của địch bị
thất bại và tạo điều kiện cho bộ đội Liên Xô giải phóng toàn bộ lãnh thổ
Đông - Bắc Trung Quốc.
Khi quyết định như vậy, Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu biết rằng
hai Phương diện quân Viễn Đông không có đủ lực lượng để tiêu diệt quân
Nhật và kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng. Vì thế, việc bố trí lại
về mặt chiến lược các lực lượng và phương tiện từ chiến trường phía Tây
sang Viễn Đông đã được khẩn cấp tiến hành.
Chúng ta phải cố gắng nhiều để lập một kế hoạch vận chuyển thật to
lớn. Cần vận chuyển theo tuyến đường sắt một chiều trong thời gian hết sức
ngắn và trên một khoảng cách rất xa - từ 9 nghìn đến 12 nghìn km. Trong
lịch sử chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa hề có sự vận chuyển nào giống
như vậy, mà nó còn là một công việc chiến lược có ý nghĩa giáo dục.
Tôi nói cụ thể hơn ý nghĩ của mình. Chỉ riêng biên chế của ba tập đoản
quân bộ đội hợp thành và một tập đoàn quân xe tăng di chuyển từ phía Tây
sang Viễn Đông đã bao gồm 12 quân đoàn hoặc là 39 sư đoàn và lữ đoàn.
Ngoài ra, còn di chuyển nhiều binh đoàn và binh đội thuộc các binh chủng
khác nhau và có nhiệm vụ khác nhau. Do tiến hành bố trí lại, nên khi bắt
đầu chiến sự chống Nhật, số quân chiến đấu của bộ đội Liên Xô ở Viễn
Đông và Da-bai-can tăng lên gần hai lần.
Nhưng đây không phải chỉ là tăng lên về quân số. Theo kế hoạch dự
kiến, chúng ta đã tiến hành bố trí lại những binh đoàn và liên đoàn, đáp ứng
nhiều nhất việc giải quyết những nhiệm vụ trong điều kiện cụ thể của chiến
trường Viễn Đông. Vị trí của các binh đoàn và liên đoàn này trong đội hình
chiến dịch của các phương diện quân ở Viễn Đông được xác định tùy theo
kinh nghiệm và chất lượng của các đơn vị này.