Ví dụ như các tập đoàn quân 5 và 39 cũng như đội ngũ cán bộ chỉ huy
của các tập đoàn quân này đã được di chuyển từ Đông Phổ, vì các đơn vị
này đã có kinh nghiệm tốt trong việc phá vỡ các tuyến phòng thủ. Tập đoàn
quân 5 có nhiệm vụ hoạt động trên hướng chủ yếu của Phương diện quân
Viễn Đông 1. Cùng với tập đoàn quân Cờ đỏ 1, tập đoàn quân 5 có nhiệm
vụ phải tấn công tuyến khu vực phòng thủ vững chắc Po-gra-ni-tsơ-nưi, và
tiếp đó là khu vực phòng thủ vững chắc đặc biệt mạnh Mẫu Đơn Giang.
Nhiệm vụ của tập đoàn quân 39 thuộc Phương diện quân Da-bai-can là đột
phá các khu vực phòng thủ vững chắc Kha-lun - A-rơ-san và cùng với tập
đoàn quân 34 đột phá khu vực phòng thủ vững chắc Hải Lạp
Còn tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và tập đoàn quân bộ đội hợp thành
53, được điều từ vùng Pra-ha về cho Phương diện quân Da-bai-can, có
nhiệm vụ tiến công thắng lợi trong điều kiện đồi núi - thảo nguyên, chiến
đấu trên một địa bàn rộng lớn và ở những hướng riêng.
Về mặt này, điều đặc biệt đáng chú ý là xây dựng theo kế hoạch cụm
quân kỵ binh - cơ giới Liên Xô - Mông Cổ nhằm đảm bảo cánh phải của bộ
đội Phương diện quân Da-bai-can khỏi bị quân Nhật phản kích. Cụm quân
này phải hoạt động ở hai hướng tách biệt nhau: hướng Can-gan (Trương
Gia Khu) và hướng Đô-lôn-no (Đa Luân) - trên vùng thảo nguyên Gô-bi và
Nội Mông hoang vắng khô cằn.
Việc bố trí lại lực lượng đã gặp những khó khăn lớn. Nó được tiến hành
trong điều kiện ngụy trang chiến dịch nghiêm ngặt, khi huy động toàn bộ
lực lượng và phương tiện của Bộ dân ủy giao thông vận tải, trước hết là ở
các tuyến đường Đông Xi-bi-ri, Da-bai-can và Viễn Đông. Chỉ trong bốn
tháng xuân - hè (tháng Năm - tháng Tám), gần 136 nghìn toa tàu chở bộ đội
và hàng hóa đã đến Viễn Đông và Da-bai-can, còn trong thời kỳ từ tháng
Tư đến tháng Chín năm 1945 thì có 1.692 chuyến tàu. Trong đó: 502
chuyến chở các liên đoàn, binh đoàn và binh đội bộ binh, 261 chuyến chở
pháo binh, 250 chuyến chở bộ đội thiết giáp - xe tăng, 679 chuyến chở các