Phân hạm đội Bắc Thái Bình Dương), Giang đội A-mua, đồng thời đã dự
định sử dụng vào chiến đấu cả những đội biên phòng của Bộ dân ủy nội vụ.
Theo quyết định của Đại bản doanh, toàn bộ bộ đội tập trung ở Viễn
Đông được thống nhất lại thành ba phương diện quân: Da-bai-can, Viễn
Đông 1 và Viễn Đông 2.
Phương diện quân Da-bai-can (tư lệnh là Nguyên soái Liên Xô R. I-a.
Ma-li-nốp-xki) gồm có các tập đoàn quân bộ đội hợp thành 17, 36, 39 và
53, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, tập đoàn quân không quân 12, tập đoàn
quân phòng không và cụm quân kỵ binh - cơ giới Liên Xô - Mông Cổ.
Phương diện quân Viễn Đông 1 (tư lệnh là Nguyên soái Liên Xô K. A.
Mê-rét-xcồp) gồm có tập đoàn quân Cờ đỏ 1, các tập đoàn quân bộ đội hợp
thành 5, 25 và 35, cụm quân tác chiến mang tên Tsu-gu-ép, quân đoàn cơ
giới 10, tập đoàn quân không quân 9 và tập đoàn quân phòng không.
Phương diện quân Viễn Đông 2 (tư lệnh là đại tướng M. A. Pu-rơ-ca-ép)
gồm có tập đoàn quân Cờ đỏ 2, các tập đoàn quân bộ đội hợp thành 15 và
16, quân đoàn bộ binh độc lập 5, khu phòng ngự Cam-tsát-ca, tập đoàn
quân không quân 10 và tập đoàn quân phòng không.
Hạm đội Thái Bình Dương (tư lệnh là đô đốc I. X. I-u. Ma-sép) khi bắt
đầu chiến đấu có 427 tàu chiến, trong đó có: 2 tuần dương hạm, một khu
trục hạm lớn, 10 khu trục hạm, 19 tàu tuần tiễu, 78 tàu ngầm, 10 tàu rải mìn
và 1.549 máy bay. Hạm đội đóng ở Vla-đi-vô-xtốc (căn cứ chủ yếu), Xô-
viết-xcai-a Ga-van và Pê-trô-páp-lốp-xcơ - Cam-tsát-xki. Các căn cứ phụ
trợ là các cảng Na-khat-ca, Ôn-ga, Đờ-Ca-xtơ-ri, Ni-cô-la-ép-xcơ trên sông
A-mua, Pô-xi-ét và những vị trí khác ven biển.
Giang đội Cờ đỏ A-mua có 169 tàu chiến và hơn 70 máy bay, đóng ở
Kha-ba-rốp-xcơ (căn cứ chủ yếu), Ma-lai-a Xô-dan-ca trên sông Dê-i-a,
Xrê-tên-xcơ trên sông Sin-ca và hồ Khan-ca. Khi bắt đầu chiến đấu, tất cả