những ca-nô tuần tiễu biên phòng ở các sông A-mua và Út-xu-ri và 106 tàu
của ngành vận tải dân sự đường sông được huy động, đều thuộc Giang đội
A-mua.
Việc trực tiếp lãnh đạo Lực lượng Hải quân ở Viễn Đông thì Đại bản
doanh giao cho đô đốc N. Gh. Cu-dơ-nét-xốp, Tổng tư lệnh Hải quân Liên
Xô.
Vấn đề lãnh đạo bộ đội ở Viễn Đông được đặc biệt chủ ý đến. Người ta
đã tính toán đến cả số lượng lớn các liên đoàn, cả khoảng cách xa giữa các
liên đoàn đó với thủ đô và cả quy mô chiến trường.
Để lãnh đạo một cách đúng đắn và liên tục các phương diện quân trong
điều kiện như thế, theo chỉ thị của Hội đồng quốc phòng Nhà nước ngày 30
tháng Bảy năm 1945, đã thành lập Bộ Tổng tư lệnh bộ đội Liên Xô ở Viễn
Đông, còn theo chỉ thị ngày 2 tháng Tám thì thành lập bộ tham mưu của Bộ
Tổng tư lệnh. Như đã dự kiến từ trước, theo lệnh của Đại bản doanh ngày
30 tháng Bảy năm 1945, tôi được chi định làm Tổng tư lệnh.
Vào tháng Năm, tháng Sáu và những ngày đầu tháng Bảy, tại Bộ Tổng
tham mưu, chúng tôi cùng với tư lệnh các phương diện quân đã làm rõ thêm
kế hoạch chiến cục Viễn Đông. Xuất phát từ những quyết định có tính chất
chiến lược do Đại bản doanh đề ra, tới ngày 27 tháng Sáu, Bộ Tổng tham
mưu đã hoàn thành toàn bộ việc chuẩn bị các chỉ thị cho các phương diện
quân. Ngày 28 tháng Sáu, những chỉ thị đó đã được Đại bản doanh phê
chuẩn.
Chỉ thị gửi cho tư lệnh Phương diện quân Da-bai-can đã ra lệnh: hiệp
đồng với bộ đội của cụm quân Pri-mô-ri-ê (Phương diện quân Viễn Đông 1.
- A. V.) và của Phương diện quân Viễn Đông (Phương diện quân Viễn Đông
2. - A. V.), tiến công mãnh liệt vào Trung Mãn Châu, tiêu diệt đạo quân
Quan Đông và chiếm các vùng Xích Phong, Thẩm Dương, Trường Xuân,
Trà Lan Đông; tiến hành chiến dịch trên cơ sở đánh đòn đột kích bất ngờ và