quân, trong mức độ nào đấy, đó là sự công nhận của toàn dân đối với những
công lao quân sự của người chỉ huy quân sự, tài cầm quân trong các trận
đánh lớn và những thắng lợi xuất sắc của người ấy trong chiến tranh. Người
nào không thực hiện được chức vụ chỉ huy trên quy mô lớn thì người đó
không có triển vọng gì được vinh dự gọi là nhà cầm quân.
Trong những năm chiến tranh, các tư lệnh như Gh. C. Giu-cốp, I. X. Cô-
nép, C. C. Rô-cô-xốp-xki đã được coi là những nhà cầm quân khi họ giữ
những chức vụ nhất định. Đối với họ, cả chức vụ lẫn danh hiệu nhà cầm
quân đều là một sự công nhận công lao cao cả của họ đối với Tổ quốc và
đối với các Lực lượng vũ trang.
Nhưng mọi sự vật đều phát triển một cách lô-gích. Người chỉ huy quân
sự xứng đáng được công nhận là nhà cầm quân, ví dụ như ở chức vụ tư lệnh
phương diện quân hay tập đoàn quân, sẽ được dư luận công nhận là nhà
cầm quân cả khi chiến tranh chấm dứt lẫn khi người đó đã về hưu. Một khi
người chỉ huy quân sự được công nhận danh hiệu nhà cầm quân vì nghệ
thuật quân sự, vì chiến công trong việc chỉ đạo bộ đội trên quy mô lớn, thì
danh hiệu ấy sẽ gắn bó suốt đời với người chỉ huy ấy.
Nhưng danh hiệu ấy có được là do hoạt động công tác trong quá khứ, do
uy tín cao của người chỉ huy ấy với tư cách là một tư lệnh rất giàu kinh
nghiệm của bộ đội phương diện quân, tập đoàn quân trong những năm
chiến tranh. Nhưng cả trong trường hợp ấy, khi danh hiệu nhà cầm quân,
trong mức độ nào đấy, có tính chất tương đối độc lập thì nó chỉ phản ánh
những thành tích trước đây, khi còn ở chức vụ của người chỉ huy quân sự.
Rõ ràng là trước tiên phải liệt những tư lệnh phương diện quân và tập
đoàn quân vào số những nhà cầm quân Liên Xô. Họ chịu trách nhiệm lớn
nhất về kết quả hoạt động của bộ đội. Chỉ có họ, dựa vào các hội đồng quân
sự và các bộ tham mưu, sử dụng khéo léo bộ đội được vũ trang và trang bị
tốt, mới có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ mà Đại bản doanh Bộ