Tổng tư lệnh tối cao giao cho trong khi tiến hành những chiến dịch có tính
chất chiến lược.
Ý kiến ngần ngại không dám xếp các tư lệnh tập đoàn quân, thậm chí cả
cán bộ chỉ huy có tài nhất, vào hàng ngũ nhà cầm quân, theo ý tôi là thiếu
cơ sở. Tập đoàn quân ngày nay là một liên đoàn lớn và cơ bản của bộ đội
hợp thành hay của bộ đội khác thuộc phương diện quân để thực hiện những
kế hoạch chiến dịch có tính chất chiến lược. Vai trò của các tư lệnh tập đoàn
quân, dù là tập đoàn quân bộ đội hợp thành, xe tăng hay không quân, đều
rất lớn, và các tư lệnh tập đoàn quân tài giỏi, dĩ nhiên, đều là những nhà
cầm quân hết sức dày dạn kinh nghiệm, và trong các Lực lượng vũ trang
của ta, nhất là vào cuối cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, hầu hết các tư
lệnh tập đoàn quân đều như thế.
Có thể chỉ cần nhấn mạnh rằng những tư lệnh phương diện quân và tập
đoàn quân nào đã chỉ huy bộ đội phương diện quân, tập đoàn quân trong
thời gian tương đối dài và tỏ ra xuất sắc trong quá trình chiến tranh thì mới
có thể được công nhận là những nhà cầm quân.
Trong cuốn sách này, tôi có dẫn câu của I. V. Xta-lin nói rằng “chúng ta
không dự trù sẵn những Hin-đen-bua”, tức là không có những nhà cầm
quân. Câu này được nêu trong một cuộc tranh luận hồi mùa xuân năm 1942,
khi bộ đội chúng ta thất bại ở miền Nam. Thật ra, I. V. Xta-lin vẫn cho rằng
chúng ta có những nhà cầm quân xuất sắc, và đồng chí lấy làm tự hào về
họ. Cũng rõ ràng là các tư lệnh của chúng ta đã giải quyết được những
nhiệm vụ phức tạp, khó khăn hơn nhiều và đạt kết quả rực rỡ hơn nhiều so
với viên tướng Đức nói trên trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tất nhiên, chúng ta không thể có ngay một lúc và ở mọi nơi đủ số cán
bộ chỉ huy quân sự tài giỏi và giàu kinh nghiệm. Trong năm đầu tiên của
cuộc chiến tranh, chúng ta thường xuyên thiếu các tướng lĩnh để đảm nhiệm
các chức vụ lãnh đạo, nhất là chức vụ tư lệnh phương diện quân và tập đoàn
quân. Họ bị thay đổi luôn, ngay cả khi họ còn chưa kịp bộc lộ những khả