bản doanh thì không được bỏ Ki-ép và không được phá các cầu. Hết. Tạm
biệt.
Kiếc-pô-nô-xơ trả lời:
— Chỉ thị của đồng chí, chúng tôi đã rõ. Xin hết. Tạm biệt.
Cuộc nói chuyện rất tiêu biểu đó để hiểu rõ tình hình đã được Gh. C.
Giu-cốp dẫn ra trong hồi ký của mình. Trong đó, ta thấy rõ thái độ của I. V.
Xta-lin đối với đề nghị rút bộ đội Phương diện quân Tây - Nam. Đến tận
ngày 17 tháng Chín, đồng chí chẳng những không chấp nhận, mà còn không
chịu xem xét nghiêm chỉnh những đề nghị của Tổng tư lệnh hướng này, ủy
viên Đại bản doanh Gh. C. Giu-cốp, của hội đồng quân sự Phương diện
quân Tây - Nam và của ban lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu nêu lên với đồng
chí.
Theo tôi, đó là do Xta-lin coi nhẹ nguy cơ chủ lực phương diện quân bị
vây đánh giá quá cao khả năng của phương diện quân có thể loại trừ mối
nguy cơ đó bằng sức mình và còn do đánh giá quá cao hơn nữa cuộc tiến
công của Phương diện quân Tây, Phương diện quân Dự bị và Phương diện
quân Bri-an-xcơ đánh vào cạnh sườn và sau lưng của cánh quân địch mạnh
đang công kích cánh Bắc Phương diện quân Tây - Nam.
Đáng tiếc là Xta-lin đã quá coi trọng lời cam đoan quả quyết của tư lệnh
Phương diện quân Bri-an-xcơ A. I. Ê-ri-ô-men-cô là nhất định đánh thắng
cánh quân của Gu-đê-ri-an. Điều đó đã không xảy ra. Ngay từ đầu, cả Sa-
pô-sni-cốp và tôi đều cho rằng Phương diện quân Bri-an-xcơ không có đủ
lực lượng để làm việc này. Nhưng, hình như chúng tôi cũng đã xiêu lòng
trước những lời quả quyết của tư lệnh phương diện quân đó.
Trước cuộc nói chuyện nêu trên giữa Xta-lin và Kiếc-pô-nô-xơ một
chút, Gh. C. Giu-côp có ghé vào phòng làm việc của tôi. Đồng chí sắp ra
máy bay đi Lê-nin-grát và muốn hỏi chuyện tôi về tình hình ở đây, về bộ