cho quân Nguyễn Hoàng đuổi theo. Lập Bạo lặn mãi đến làng Vân Trình
cuối sông Vĩnh Định thì tắt thở, xác nổi lên.
Đoan Quận công liền cho quân xông ra đánh gấp. Quân thuỷ bộ nhà Mạc
như rắn mất đầu, cuống cuồng nộp vũ khí quy hàng.
Nguyễn Hoàng mở tiệc ăn mừng, hậu thưởng binh sĩ, sai người xây miếu
bên sông thờ nữ thần cho dân bốn mùa thờ phụng. Ông hết lời khen ngợi
nàng Ngô Thị Ngọc Lâm và đem gả cho một người giúp việc trong phủ chúa
là Nghi Côn, lại phong cho Côn tước Văn Hùng bá. Đám cưới do đích thân
ông làm chủ hôn.
Nguyễn Hoàng tỏ ra là người có chí lớn. Ông biết khôn khéo giấu mình,
luôn tỏ ra quy phục vua Lê, nhún nhường với họ Trịnh để tính kế lâu dài.
Năm nào ông cũng nộp thuế má cho nhà Lê đầy đủ, mỗi lần quân sĩ kìn kìn
chở ra hành cung Vạn Lại 400 cân vàng bạc, 500 tấn lúa để nuôi quân.
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, nội bộ Nam triều lục đục, Trịnh Tùng buộc
phải gọi thủ hạ là Nguyễn Bá Quýnh trấn thủ Quảng Nam về triều, Nguyễn
Hoàng được kiêm luôn chức ấy. Đất đai được mở rộng, Nguyễn Hoàng có
điều kiện phát triển thế lực của mình. Ông chiêu hiền đãi sĩ, ra sức chiêu mộ
dân li tán đến khai khẩn đất hoang, thi hành nhiều chính sách hợp lòng dân.
Đất Thuận - Quảng hoang vu dần trở thành vùng trù phú, dân cư đông đúc.
Tháng Năm năm Quý Tị (1593), quân Lê - Trịnh đánh tan quân Mạc, lấy
lại được Thăng Long. Nguyễn Hoàng mang lễ vật ra chúc mừng. Vua Lê
Thế Tông rất đẹp lòng phong ông làm Trung quân đô đốc thủ phủ Tả đô đốc
chưởng sự Thái uý Đoan Quốc công. Hoàng ở lại miền Bắc suốt bảy năm,
nhiều lần đem quân đánh dẹp dư đảng nhà Mạc ở Thái Bình và Hải Dương,
lập được công lớn.
Năm Kỉ Hợi (1599) vua Lê Thế Tông băng hà, Lê Kính Tông lên ngôi,
Nguyễn Hoàng được phong là Hữu tướng.
Tuy nhiên, bất cứ hành động nào của Nguyễn Hoàng cũng nằm trong tầm
giám sát của Trịnh Tùng, người cháu gọi ông bằng cậu ruột. Để tránh sự
nghi kị, ông gả con gái yêu là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con trưởng Trịnh
Tùng. Năm Canh Tí (1600), ông xin được đem quân bản bộ cùng các gia