“Ta không nhận sắc”
húa Tiên tuy đã 89 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn, xử lí công việc
vẫn tinh tường, ai cũng khâm phục. Ông lại hết sức kín đáo, cả đời không để
lộ chí hướng của mình nên đa nghi như Trịnh Tùng cũng chẳng có cớ để
triệt ông. Đến trước khi ông mất, người ta mới biết điều ông ấp ủ suốt đời.
Hôm đó, sức đã tàn, lực đã kiệt, biết không sống được nữa, ông cho triệu
người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên đến bên giường bệnh, cầm
tay dặn dò:
- Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang và sông Gianh hiểm trở, phía
nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá
muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện lính
để chống chọi với họ Trịnh thì xây dựng được cơ nghiệp muôn đời.
Phúc Nguyên cố nén xúc động, rắn rỏi trả lời cha: “Con xin vâng mệnh.”
Thấy được ánh mắt đầy nghị lực của con, Nguyễn Hoàng yên tâm trút hơi
thở cuối cùng.
Chúa Tiên có mười người con trai, nhưng xem ra Phúc Nguyên là người
có tư chất nhất, từ tuổi thanh niên đã tỏ ra một tay anh kiệt. Năm 1585, khi
22 tuổi, Phúc Nguyên chỉ huy một thuỷ đội đánh đuổi năm chiếc tàu Nhật
Bản xâm phạm biển Cửa Việt. Năm 1602 được chúa giao làm trấn thủ
Quảng Nam, có nhiều công lao trong việc mở mang thương cảng Hội An và
phát triển giao thương với ngoại quốc.
Nguyễn Phúc Nguyên được vua Lê phong cho nối nghiệp cha làm trấn thủ
Thuận - Quảng với hàm Thái bảo, tước Quận công. Lúc này, ông đã quá tuổi
“tri thiên mệnh”, hành động chín chắn, khôn khéo, xung quanh lại có quân
sư Đào Duy Từ và nhiều tướng giỏi như Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu
Dật... hết lòng giúp rập.