SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 102

tướng đi dẹp loạn Phan Ngạn, Ngô Đình Ngà, Bùi Văn Khuê ở Nam Định.
Thế rồi ông giong buồm chạy tuốt về Thuận - Quảng, để lại con trai và cháu
nội ở Thăng Long làm con tin.

Sự đã rồi, vua Lê đành cho sứ giả vào phủ dụ, giữ nguyên chức cho

Nguyễn Hoàng, đồng thời Trịnh Tùng cũng gửi thư, khuyên ông giữ nghiêm
việc thuế cống.

Từ đó Nguyễn Hoàng không về kinh đô nữa, mà ra sức gây dựng vùng đất

mới thành một giang sơn riêng. Ông định lại quan chế, chỉnh đốn binh bị,
mở rộng bờ cõi về phía Nam, đặt thuế khoá rất nhẹ để khoan sức dân, tăng
tiềm lực về mọi mặt. Đồng thời cho xây chùa chiền ở nhiều nơi, dùng đạo
Phật thuần hoá các bộ tộc ở những vùng lãnh thổ mới. Sử gia Lê Quý Đôn,
tuy làm quan với họ Trịnh cũng phải thừa nhận: “Đoan Quận công chính sự
khoan hoà, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, phép tắc công bằng,
nghiêm giữ quân sĩ có kỉ luật... Chợ không có hai giá, trong dân gian không
có trộm cướp, đêm không phải đóng cổng, thuyền ngoại quốc đến buôn bán,
việc giao dịch phân minh, ai cũng cố gắng, toàn cõi nhân dân an cư lạc
nghiệp.” (Phủ biên tạp lục).

Dân chúng miền Bắc hay bị mất mùa, đói kém di vào cư trú khá đông làm

Đàng Trong thêm mạnh. Mọi người đều gọi ông là chúa Tiên.

Nguyễn Hoàng mất năm 1613, thọ 89 tuổi, trấn thủ Thuận - Quảng được

56 năm. Sau ông được triều Nguyễn tôn xưng là Thái tổ Gia dụ Hoàng đế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.