SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 105

Đến kinh đô yết kiến Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, Khuông đối đáp câu

nào cũng trôi chảy, cứng cỏi, giữ được thể diện cho chúa Nguyễn. Tráng rất
khen ngợi, cử người đưa Khuông đi ngắm cảnh kinh kì để thấy sự phồn vinh
của Đàng Ngoài. Lại đưa đi xem cả các doanh trại, kho vũ khí, quân lương,
có ý phô trương sức mạnh. Đêm về, Văn Khuông mở cẩm nang ra xem, lập
tức cho người chuẩn bị hành lí rồi đang đêm trốn khỏi sứ quán.

Khi Trịnh Tráng biết chuyện thì đoàn người đã đi xa. Sực nhớ đến chiếc

mâm đồng lễ vật, ông sinh nghi, sai người xem lại thật kĩ thì phát hiện ra
mâm hai đáy. Lấy mũi kiếm cạy ra thì thấy ở ngăn dưới có tờ sắc phong của
vua Lê chưa mở, và tờ thiếp đóng triện của Nguyễn Phúc Nguyên trên có
bốn câu thơ:

Mâu di vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường

Lực lai tương địch.
Dịch nghĩa:
Cái xà mâu không có mấu

Tìm không thấy dấu
Yêu rơi cả lòng ruột
Sức đến thì cũng đánh.

Đọc lên thấy vô nghĩa. Cả triều đình nghĩ mãi chẳng luận ra. Trịnh Tráng

phải cho người về làng Phùng Xá, triệu Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan,
vốn là học trò của Trạng Trình lúc này đã về quê trí sĩ để nhờ đọc giúp. Đọc
xong, Trạng Bùng nói:

- Đây là kiểu chơi chữ. Phi Đào Duy Từ không ai ở Thuận Quảng bày ra

được trò này.

Rồi ông giảng giải:

- Chữ “mâu” không có dấu phẩy (cái mấu) thành chữ “dư”; chữ “mịch”

không có chữ kiến là chữ “bất”; chữ “ái” rơi mất chữ “tâm” là chữ “thụ”;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.