SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 108

“Trịnh - Nguyễn phân tranh”

Mộng bá vương Trịnh Nguyễn có còn không

Nhục nội chiến non sông còn ghi vết

(Đằng Phương)

hi cục diện Nam - Bắc triều lắng xuống, nhà Mạc chỉ là một đám

tàn quân, dựa hơi nhà Minh cai quản một vùng đất nhỏ hẹp ở vùng biên viễn
thì cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở phía Bắc
và họ Nguyễn ở phía Nam lên tới đỉnh điểm. Nội chiến nổ ra. Sử gọi thời kì
này là thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627 - 1672). Cả hai bên đều coi nhà
Lê Trung hưng là triều đại chính thống, ngay cả họ Nguyễn cũng dùng niên
hiệu của nhà Lê trong các văn bản hành chính và sử sách. Nhưng thực chất
là họ giả danh “phù Lê” để diệt nhau.

Vào thời điểm đó, nước ta bị chia thành hai miền tuy chưa thành ranh giới

chính thức. Chính quyền Lê - Trịnh chiếm từ đèo Ngang trở lên biên giới
phía Bắc (trừ tỉnh Cao Bằng và một phần Lạng Sơn vẫn do tàn dư họ Mạc
cai quản), gọi là Đàng Ngoài. Còn chính quyền nhà Nguyễn chiếm từ Thuận
- Quảng trở vào và đang tiếp tục mở rộng về phía Nam, gọi là Đàng Trong.

Hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau tất cả bảy lần, vào các năm 1627,

1633, 1643, 1648, 1655 - 1660, 1661 - 1662 và 1672. Trong bảy lần đụng độ
lớn ấy, chỉ có lần thứ năm (1655 - 1660) là kéo dài nhất và cũng là lần duy
nhất họ Nguyễn chủ động tấn công họ Trịnh. Sáu lần còn lại đều do họ Trịnh
phát động mang quân vào đánh họ Nguyễn, cũng có khi hộ tống cả vua Lê ra
trận để lấy danh nghĩa cho việc chinh phạt. Chiến trường diễn ra tại các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đặc biệt là hai bên bờ sông Gianh, khiến
dân tình điêu đứng và lính tráng thì “xương chất thành núi, máu chảy thành
sông” như sử chép.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.