SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 125

Chữ quốc ngữ ra đời

“Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ quốc ngữ”

(Nguyễn Văn Vĩnh)

ừ xưa, nước ta dùng chữ Hán làm văn tự chính thức: học hành,

thi cử, viết công văn, ghi sử sách, sáng tác văn chương... đều bằng chữ Hán
cả. Song một văn tự ngoại lai dù có thông dụng đến đâu cũng không thể đáp
ứng yêu cầu truyền tải lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của
người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm “đọc lên thế nào hiểu thế ấy” đã ra đời để
bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, cấu tạo của chữ Hán

để ghi chép tiếng Việt. Như vậy, để biết chữ Nôm, nhất thiết phải giỏi chữ
Hán. Chữ Nôm lại quá phức tạp, nhiều khi cùng một chữ, mỗi người viết
một cách, hoặc nhìn một chữ, mỗi người đọc (và hiểu) một cách. Sự phiền
phức ấy khó mà khắc phục!

Văn hoá phương Tây, trong đó có bảng chữ cái La tinh đã giúp giải quyết

bế tắc đó. Nửa đầu thế kỉ 16, nước ta bắt đầu có sự tiếp xúc trực tiếp với
phương Tây. Năm 1533, giáo sĩ Ignatio của đạo Cơ Đốc theo đường biển
vào Đàng Ngoài, lén lút truyền đạo tại Nam Định. Năm 1596, giáo sĩ Diago
Advarte đến Đàng Trong. Số người theo đạo đông dần, họ thành lập Giáo
đoàn cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó Giáo đoàn Đàng Ngoài
(Mission de Tonkin) do giáo sĩ Alexandre de Rhodes lập năm 1627.

Đến truyền đạo, đương nhiên họ phải học tiếng Việt và để học, họ phải

ghi lại được tiếng nói của người bản xứ. Họ đã dùng chữ cái La tinh để
phiên âm ngôn ngữ của người Việt. Điều này đã khiến chữ quốc ngữ ra đời.
Có thể nói chữ quốc ngữ là thành quả chung của nhiều giáo sĩ đến từ Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Hà Lan với sự hỗ trợ to lớn của rất nhiều
giáo dân người Việt. Từ năm 1622, giáo sĩ Francesco Di Pina đã phát triển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.