SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 130

Thương cảng Hội An - một thời hưng

thịnh

hi Nguyễn Hoàng trao cơ nghiệp cho người con trai thứ sáu là

Nguyễn Phúc Nguyên, chúa đã có một lựa chọn chính xác. Để con quen dần
với những việc trọng đại, năm 1602 chúa quyết định cử Phúc Nguyên làm
trấn thủ dinh Quảng Nam, một vùng “đất tốt, dân đông, sản vật giàu có” và
giữ vị trí “yết hầu của miền Thuận Quảng”. Thế tử Phúc Nguyên đã cho thấy
ông rất có tầm khi biết dựa vào sự phát triển của giao thương quốc tế để
đánh thức nguồn lực trong nước. Có thể nói ông là người Việt Nam đầu tiên
thực hiện thành công chiến lược mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài
để thúc đẩy kinh tế hàng hoá trong nước lên một tầm cao mới. Ông chú ý
đến một địa điểm mà người Chiêm xưa kia gọi là Lâm Ấp Phố, một thị cảng
từng thu hút nhiều thương gia Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc đến buôn
bán, trao đổi hàng hóa. Chính nhờ nó mà kinh thành Trà Kiệu và khu đền
tháp Mĩ Sơn trở nên hưng thịnh.

Nguyễn Phúc Nguyên quyết tâm hồi sinh thị cảng này, nạo vét sông Thu

Bồn, mở rộng bến cảng, san lấp mặt bằng khu vực xung quanh để mời gọi
các thương gia trong khu vực đến làm ăn, chẳng khác gì ngày nay người ta
chuẩn bị đất đai và cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài.

Khu đô thị Hội An ra đời và nhanh chóng trở thành một thương cảng quốc

tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời đó. Là cơ sở kinh tế trọng
yếu của Đàng Trong, nó sánh ngang với Kinh kì (Thăng Long) và Phố Hiến
(Hưng Yên) ở Đàng Ngoài. Các thương gia và thuỷ thủ từ Nhật Bản, Trung
Hoa, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Indonesia,
Thái Lan... tấp nập vào ra. Hàng hoá trao đổi rất phong phú, như vải lụa, trà
xanh, ngà voi, sáp ong, gốm sứ, thuốc bắc, đường mật, đồ sơn mài, ngọc
trai, lưu huỳnh, chì, kể cả vàng bạc...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.