Thương mại với nước ngoài đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều ngành
sản xuất trong nước như nghề nuôi tằm, dệt vải lụa, đúc đồng, sản xuất đồ
gốm sứ, khai thác khoáng sản và các sản vật địa phương... Nhờ đó đã làm
thay đổi bộ mặt xứ Quảng, biến nơi đây thành một miền đất trù phú của
Đàng Trong.
Những năm cuối thời Nguyễn, do một số nguyên nhân như chính sách hạn
chế ngoại thương của Nhật Bản, rồi đoạn sông Thu Bồn đổ ra biển bị bồi
lắng, tàu thuyền ra vào khó khăn, đặc biệt là sự rối ren trong phủ Chúa đã
gây ra sự suy thoái toàn xã hội Đàng Trong. Tiếp đó cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn nổ ra (1771), chúa Trịnh đem quân đánh chiếm Quảng Nam (1775) đã
khiến thị cảng Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.
Từ đó, Hội An mất vai trò và dần dần trở thành một đô thị cổ với những
ngôi nhà rêu phong, gần như bị lãng quên một thời vàng son rực rỡ.
Cho đến những năm 80 của thế kỉ trước, người ta bỗng “phát hiện lại” Hội
An như một kiểu thị cảng truyền thống Đông Nam Á duy nhất còn lại, và
thật may mắn, gần như không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mĩ. Theo thống kê, Hội An hiện có 1360 di tích quý gồm
1068 ngôi nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, hàng chục đình, chùa,