SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 134

Các chúa Nguyễn thực thi chủ quyền tại

Hoàng Sa, Trường Sa

gày 6-3-1636, tại Kim Long, Huế, thủ phủ của chúa Nguyễn ở

Đàng Trong đã diễn ra một cuộc tiếp kiến thú vị. Hôm ấy, chúa Thượng
Nguyễn Phúc Lan thân đứng ra tiếp một người nước ngoài là Abraham
Duijcker, người điều hành thương điếm của Hà Lan mở tại Faifoo, tên gọi
khi ấy của thương cảng Hội An. Trong buổi tiếp, Duijcker đã chuyển đến
chúa một đơn khiếu nại. Số là ngày 21-7-1634, một chiếc tàu Hà Lan mang
tên Grootebroek bị đắm ở ngoài khơi Paracels (tên quốc tế của quần đảo
Hoàng Sa). Đoàn thuỷ thủ đã được người Việt xứ Đàng Trong cứu giúp,
nhưng họ lại bị lấy đi tổng số tiền là 25.580 réaux (đồng tiền Hà Lan khi ấy).
Vì vậy trưởng thương điếm Duijcker thỉnh cầu chúa Nguyễn cho được bồi
hoàn món tiền đó. Chúa Thượng trả lời họ rằng, “Những việc đó đã xảy ra
từ thời chúa trước, không nên đề cập đến nữa; ngược lại, người Hà Lan từ
nay sẽ được hoàn toàn tự do mang hàng hoá đến buôn bán, được miễn thuế.
Vả lại, sau này nếu có tàu Hà Lan bị đắm ở ngoài khơi thì sẽ không có
chuyện tịch thu hàng hoá được cứu hộ nữa.”

Sự việc này đã được một bài báo nước ngoài thuật lại trên tờ Revue

Indochinoise (Đông Dương tạp chí). “Thời chúa trước” của chúa Thượng là
chúa Nguyễn Phúc Nguyên, trị vì từ năm 1613 đến 1635. Qua đây, chúng ta
rút ra một kết luận đặc biệt có ý nghĩa: Ngay từ trước năm 1635, người Việt
ở Đàng Trong đã thực thi chủ quyền tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa (tên
quốc tế là Paracels, như bài báo trên tờ Đông Dương tạp chí đã viết)!

Chúng ta biết rằng, Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên vào mở cõi

phương Nam (1558), tiếp đến là các đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (từ
1613 đến 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648)... Ngay từ những ngày đầu
cắm chân trên mảnh đất Thuận - Quảng, các chúa Nguyễn đã lo xây dựng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.