SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 133

miếu thờ và đặc biệt là cây cầu Nhật Bản mà hình ảnh bộ mái cong cổ kính
đã trở nên quen thuộc với mọi du khách trong và ngoài nước. Tại đây còn
lưu lại thủ bút của chúa Nguyễn Phúc Chu khắc trên bức hoành “Viễn Lai
Kiều” trong lần ông ghé thăm...

Có thể nói Hội An là một bảo tàng sống của 300 năm trước, vừa in đậm

sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao thoa,
hội nhập và tiếp biến văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.
Mỗi góc phố, mỗi căn nhà, mỗi ngôi miếu nhỏ xinh, mỗi ngôi chùa khiêm
nhường lẩn khuất dưới bóng cây đều hiện rõ nét cổ kính. Phảng phất đâu
đây bóng dáng của những nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ đến từ
nhiều xứ sở thi nhau trổ tài khéo nghề tinh để làm nên đô thị có một không
hai trên thế giới này.

Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn

lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Đó là những
phong tục, tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như nghệ
thuật ẩm thực truyền thống đặc sắc được các thế hệ người Hội An lưu giữ,
bảo tồn qua nhiều thế kỉ.

Với những giá trị nổi bật ấy, tại kì họp lần thứ 23 cuối năm 1999,

UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.