SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 162

bảo Phạm Huy Ánh, thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt. Khi sinh ra, Đình
Trọng đã có vẻ mặt khôi ngô, đến khi đi học, mới 7 tuổi đã hiểu được luật
thơ, làm câu đối đâu ra đấy.

Năm 1739, Phạm Đình Trọng đi thi lần đầu và đỗ đồng tiến sĩ. Ông được

trọng dụng, thăng chức Phó đô ngự sử, vào phủ chúa làm Bồi tụng, tước
Dao Lĩnh hầu.

Lúc đó Đàng Ngoài có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều

đình. Sau khi Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển bị dẹp, các thủ hạ là Nguyễn Hữu
Cầu, Hoàng Công Chất tự xây dựng lực lượng riêng, hoạt động còn dữ hơn
trước.

Được lệnh của triều đình cùng Hoàng Ngũ Phúc đi dẹp Nguyễn Hữu Cầu,

Phạm Đình Trọng chiêu mộ những người mạnh khỏe ở các xứ Hải Dương
làm nghĩa binh, đặt hiệu riêng là bốn cơ Thanh, Kì, Hồng, Vĩnh. Tháng 8
năm 1745, Phạm Đình Trọng cùng Hoàng Ngũ Phúc phá được Nguyễn Hữu
Cầu ở thành Xương Giang. Ông được bổ dụng làm hiệp thống lãnh đạo đông
bắc. Nguyễn Hữu Cầu ra Yên Quảng, dựa vào biển để dùng loại thuyền
nhanh nhẹ đi cướp phá vùng đông nam.

Trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lúc đó, có thể nói Nguyễn Hữu Cầu là

người hào hiệp nhất. Mỗi khi cướp được thóc gạo của thuyền buôn, ông đều
đem cho dân nghèo, vì vậy đi đến đâu cũng có người theo, muốn lấy bao
nhiêu quân lương cũng có. Có lần bị vây hàng mấy vòng, Quận He một
mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người
theo.

Tương truyền có lần hai bên đối trận, Đình Trọng ra vế đối, sai người đưa

cho Hữu Cầu:

Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ.
Nghĩa là chữ “thổ” bỏ nửa một nét ngang, để xuôi là chữ “thượng”, để

ngược là chữ “hạ”. Câu này có ý đe doạ Cầu nếu thuận theo triều đình thì có
chức, chống lại thì bị diệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.