Tháng 3 năm 1751, Nguyễn Hữu Cầu bị hành hình. Phạm Đình Trọng
chưa nguôi giận, còn mang quân về quê ông, quật mộ bố Nguyễn Hữu Cầu,
giết ba họ gia quyến ông...
Về sau, nhiều người tin rằng Trọng, Cầu có nợ nhau từ kiếp trước, đối
địch từ khi đi học đến khi cầm quân, khi ra trận không chỉ đối gươm mà đối
cả chữ. Hai người có chí hướng khác hẳn nhau, người ra làm quan, người đi
làm “giặc”. Nhưng lại cũng có cái chẳng khác gì nhau: Cầu đào mồ mẹ
Trọng thì đúng là không ra gì, nhưng Trọng là đại quan triều đình mà cũng
trả thù quật lại mộ cha Cầu thì hơn gì quân cường khấu. Dẹp được Cầu,
Trọng được phong làm Binh bộ Thượng thư. Nhưng cũng chỉ ba năm sau
(1754), Trọng chết lúc mới 39 tuổi. Có Cầu thì mới có Trọng đối địch, Cầu
không còn thì Trọng cũng ra đi, như truyện dân gian “Trạng chết thì chúa
băng hà” vậy...