thông sử (1749). Ít lâu sau khi được bổ làm quan, ông viết Quần thư khảo
biện (1757). Năm 1760, khi cùng Lê Duy Mật đi sứ báo tin vua Lê Ý Tông
băng hà, Lê Quý Đôn đã khiến quan lại nhà Thanh và sứ thần Triều Tiên
phải nể trọng, khi giới thiệu với họ ba trước tác của mình là Thánh mô hiền
phạm lục, Quần thư khảo biện và Tiêu Tương bách vịnh. Từ đấy các quan lại
nhà Thanh không còn dám gọi sứ đoàn của Đại Việt là “di quan, di mục”
nữa mà chuyển sang gọi là “An Nam cống sứ”.
Sự nghiêp trước tác của Lê Quý Đôn còn phải kể đến các sách Vân đài
loại ngữ (1773), Phủ biên tạp lục (1776), Kiến văn tiểu lục (1777)... Đó là
những bộ tập đại thành các tri thức của thời trung đại mà chỉ bộ óc bách
khoa của họ Lê mới có thể thâu tóm, làm “khuôn vàng thước ngọc” cho
người xưa cũng như là những tài liệu vô cùng quan trọng cho con cháu sau
này. Ngày nay, các nhà sử học, dân tộc học, văn hóa học... muốn tìm hiểu về
đất nước mình, ông cha mình khi xưa đều không thể bỏ qua Lê Quý Đôn.
Nhất là trong tình hình hiện nay, khi đang có những sự tranh chấp về biển
đảo diễn ra ở Biển Đông, thì một cuốn sách như Phủ biên tạp lục của Lê
Quý Đôn lại càng cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc khẳng định chủ
quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách
mà tiêu đề hàm ý là “ghi chép việc vỗ yên dân ở vùng biên cảnh”, được Lê
Quý Đôn viết khi ông theo lệnh chúa Trịnh Sâm đi nhậm chức Hiệp trấn
Tham tán quân cơ ở Thuận Hóa. Chúng ta biết rằng, năm 1776, sau khi quân
Trịnh chiếm được vùng Thuận Quảng, chúa Trịnh đã cho lập ti trấn phủ ở
Thuận Hóa và sai họ Lê đi làm Hiệp trấn ở đó. Mặc dù phải lo việc quân cơ,
Lê Quý Đôn vẫn dành thời gian tìm hiểu về lịch sử vùng đất này và chỉ
trong một thời gian ngắn, đã viết nên cuốn Phủ biên tạp lục. Bên cạnh
những tư liệu quý về dư địa chí, cuốn sách còn có những mô tả chi tiết về
Bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa ngày nay, cũng như về các đội Hoàng
Sa, Bắc Hải. Đó là những ngư dân nhận nhiệm vụ của chúa Nguyễn, ra đó
khai thác sản vật quý hiếm hoặc hàng hóa trên các tàu thuyền nước ngoài bị
đắm trôi giạt vào vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta... Đây
chính là những bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy từ xa xưa, ông cha ta đã