SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 172

Hải Thượng Lãn Ông - danh y, danh sĩ

húng ta đều biết Lê Hữu Trác là một danh y, đồng thời là một

nhà văn, nhà văn hóa nổi tiếng thời Lê - Trịnh, tác giả cuốn Thượng kinh kí
sự rất có giá trị về văn học và sử liệu. Chúng ta cũng biết ông có biệt danh là
Hải Thượng Lãn Ông, nghĩa là Ông già lười Hải Thượng, ghép từ chữ Hải
trong Hải Dương quê cha, và chữ Thượng trong phủ Thượng Hồng quê cha
và xã Thượng Hồng quê mẹ. Nhưng có lẽ ít người biết ông từng là một
người... lính, mặc dù xuất thân trong một gia đình nho học.

Lê Hữu Trác sinh năm 1720 tại làng Liêu Xá xứ Hải Dương, nay thuộc xã

Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Gia đình ông vốn có
truyền thống khoa bảng. Ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ tiến sĩ và
làm quan to. Cha ông, cụ Lê Hữu Mưu, từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm
quan Thị lang bộ Công triều Lê Dụ Tông, khi mất được truy tặng hàm
Thượng thư. Lê Hữu Trác là con thứ bảy nên còn gọi là cậu Chiêu Bảy.

Thuở nhỏ cậu Chiêu Bảy theo cha sống ở kinh, nhưng đến năm 19 tuổi thì

cha mất nên phải về quê, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách,
mong lấy đường khoa cử để tiến thân. Bấy giờ xã hội rối ren, hai họ Trịnh -
Nguyễn phân tranh, nông dân nổi dậy, loạn lạc khắp nơi. Học được một
năm, Lê Hữu Trác chuyển sang nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ, rồi
sung vào quân đội, như về sau ông có hồi tưởng trong lời tựa tập Tâm lĩnh:
“Nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng
quân để thí nghiệm sức học của mình.”

Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra chiến tranh chỉ tàn phá, gây đau thương,

nên đâm chán nản, chỉ mong sao ra khỏi quân đội. Năm 1746, nhân người
anh ở Hương Sơn mất, ông viện cớ phải về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh,
xin được giải ngũ về quê ngoại Bầu Thượng (xưa thuộc trấn Nghệ An, nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.