SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 182

Tây Sơn tam kiệt

húa Nguyễn Phúc Tần ghìm ngựa trên đỉnh gò, nhìn đoàn người

nối nhau lê bước dưới mặt trời phương Nam. Đó là những người Đàng
Ngoài bị ông bắt vào Đàng Trong khẩn hoang, khi ông đem đại quân đánh
Hưng Nguyên, trấn Nghệ An trong cuộc chiến với Trịnh lần thứ năm. Dưới
mắt ông, những con người đói khát đó thật đáng thương, nhưng họ sẽ được
đưa đến các vùng đất mới làm ăn sinh sống, dần dần rồi cũng sẽ đâu vào đó.
Song ông không thể nào nghĩ được rằng, chỉ hơn một thế kỉ sau, con cháu
của một người họ Hồ trong số những kẻ đó sẽ làm điên đảo ngôi chúa của
dòng họ ông...

Sau ba đời định cư ở ấp Tây Sơn (thuộc xã An Khê, huyện Hoài Nhơn,

Bình Định ngày nay), gia đình ông Hồ Phi Phúc đã trở nên khá giả nhờ nghề
buôn trầu cau. Ông bà sinh được ba người con trai đặt tên là Nhạc, Huệ và
Lữ. Để các con được hưởng gia tài và lo việc khói hương cho bên ngoại, ông
bà cho các con đổi từ họ Hồ sang họ Nguyễn.

Bấy giờ có Trương Văn Hiến, còn gọi là cụ giáo Hiến từ kinh đô về vùng

bán sơn địa này ẩn náu. Cụ gốc người Hà Tĩnh, vốn là một nho sĩ uyên
thâm, môn khách của Thái phó Trương Văn Hạnh, thầy dạy của thế tử
Nguyễn Phúc Luân. Khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát vừa băng hà, quyền
thần Trương Phúc Loan (tự xưng là Quốc phó) cùng bè đảng sửa di chiếu,
phế truất và bắt giam Phúc Luân. Thái phó Trương Văn Hạnh phản đối, liền
bị Loan giết. Cụ giáo Hiến phải bỏ Phú Xuân, trốn về Tây Sơn mai danh ẩn
tích.

Ông Hồ Phi Phúc đã may mắn mời được cụ giáo Hiến về dạy cho các con

mình. Cụ dạy cả văn lẫn võ. Cụ nói có văn không võ thì nhu nhược. Có võ
không văn thì hay cường bạo. Văn võ có nương nhau thì đạo làm người mới
giữ vững.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.