SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 186

sự; 3) Không được gây xáo trộn, chia rẽ trong hàng ngũ. Ai vi phạm một
trong ba điều sẽ bị chém đầu.

Từ đó, nghĩa quân Tây Sơn chia nhau đi đánh phá các trị sở quan lại, các

trang trại nhà giàu, đốt sổ thuế và các văn tự nợ, lấy của người giàu chia cho
người nghèo. Đi đến đâu, nghĩa quân cũng được nhân dân ủng hộ. Số người
tham gia cuộc khởi nghĩa ngày một đông, phát triển thành một phong trào vô
cùng rộng lớn.

Sau 8 năm chiến đấu gian khổ, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại được

quân Nguyễn ở khắp nơi, giết được Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và
hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, chỉ một người cháu nội của Nguyễn Phúc
Khoát là Nguyễn Ánh chạy thoát.

Cho rằng đã dứt được dòng họ các chúa Nguyễn, năm 1778, Nguyễn

Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, phong Nguyễn Huệ làm
Long Nhương Tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế, đón thầy giáo Hiến ra
làm quân sư. Các tướng lĩnh đều được phong chức tước.

Năm 1787, Nguyễn Nhạc chia ba đất nước: phong cho Nguyễn Huệ làm

Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ Phú Xuân ra Bắc; Nguyễn Lữ làm
Đông Định Vương, chịu trách nhiệm vùng Nam Bộ rộng lớn; còn mình làm
Trung ương hoàng đế, giữ vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy
nhiên, những sự kiện long trời lở đất sau đó như cuộc chiến chống lại 5 vạn
quân Xiêm xâm lược (1785), lật đổ nhà Trịnh (1786), đập tan 29 vạn quân
Mãn Thanh (1789) đều đè nặng lên vai Nguyễn Huệ, người được nhân dân
tôn là người anh hùng áo vải, cũng là linh hồn của phong trào Tây Sơn hiển
hách cuối thế kỉ 18...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.