Công chúa Ngọc Hân với người “áo vải
cờ đào”
ông chúa Lê Ngọc Hân là con gái thứ chín của vua Lê Hiển
Tông. Nàng vừa xinh đẹp lại thông minh vượt trội so với các hoàng tử, công
chúa nên được vua cha yêu lắm. Nhà vua thường nói: “Con gái ta thế này
ngày sau phải được gả làm vương phi, chứ không thể gả cho hạng phò mã
tầm thường được.”
Năm nàng vừa tuổi đôi tám thì kinh thành Thăng Long xảy ra biến cố
long trời lở đất. Chỉ trong một trận chớp nhoáng, tướng Tây Sơn đã thổi bay
cơ đồ họ Trịnh hơn hai trăm năm lấn át vua Lê. Tất cả hoàng cung hồi hộp
lo sợ, những tưởng quân Tây Sơn sẽ làm cỏ kinh thành. Nhưng không,
tướng của họ đã cởi bỏ gươm trước khi vào ra mắt vua Lê và nêu rõ mục
đích của mình là “phò Lê diệt Trịnh”. Nhân đó, Nguyễn Hữu Chỉnh đã dâng
kế “hôn nhân chính trị” để yên lòng dân, và xin được đứng ra mai mối cho
Nguyễn Huệ cưới công chúa nhà Lê.
Hóa ra, cuộc hôn nhân do sắp đặt này lại chắp nối cho mối tình đẹp giữa
một cặp trai anh hùng, gái thuyền quyên. Nàng công chúa gặp được con
người kiệt xuất, khác hẳn những vương tôn, công tử èo uột mà nàng thường
tiếp xúc trong cung. Vị tướng quân chọc trời khuấy nước, tự nhận mình là
người thô ráp, không khỏi say mê trước người ngọc tài hoa, dịu dàng.
Được vài hôm, nghe tin vua cha ốm nặng, công chúa bàn với chồng cùng
về thăm. Nguyễn Huệ chân thành nói:
- Lấy được nàng, ta cũng coi cha nàng như cha ta. Nhưng lúc này ta vào
thăm cha thật không tiện. Giả như cha nàng có mệnh hệ nào, người ta có thể
gán cho ta điều nọ tiếng kia sẽ rất bất lợi.