SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 213

Tết Kỉ Dậu 1789: Quang Trung đại phá

quân Thanh

gày 24 tháng Giêng năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ nhận

được cấp báo của Ngô Văn Sở từ Bắc Hà cho biết, đại quân Thanh đã đột
nhập Thăng Long bốn ngày trước đó. Bấy giờ Nguyễn Huệ đang đóng ở Phú
Xuân, ông lập tức cho triệu các tướng soái vào thương nghị. Đất nước đang
đứng trước một sự kiện trọng đại, cần phải có những quyết sách nhanh
chóng. Nếu với danh nghĩa Bắc Bình Vương, ông vẫn là một tướng “ngoài
cõi” có danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. Bây giờ Lê Chiêu Thống đã lộ mặt
bán nước cầu vinh, danh nghĩa ấy không còn giá trị nữa. Phải lấy nước làm
trọng! Để có danh chính ngôn thuận, ngay hôm sau, Bắc Bình Vương lên
ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Đứng trước 6 vạn quân sĩ uy
nghiêm tập hợp trước lễ đàn vừa được dựng ở núi Bân, Nguyễn Huệ cất
tiếng sang sảng đọc Chiếu lên ngôi: “Trẫm đã dựng lại họ Lê, nhưng Lê tự
quân không giữ được xã tắc, bỏ nước bôn vong. Sĩ dân Bắc Hà không còn
theo về họ Lê, mà lại dựa vào trẫm.”

Với tuyên bố đó, Nguyễn Huệ đã tự đứng ra đảm nhận sứ mệnh cứu dân

cứu nước. Và những tiếng reo hò vang dậy của quân sĩ và dân chúng tung hô
“Vạn tuế!” chính là sự thừa nhận đầu tiên và cũng đầy sáng suốt của nhân
dân đối với vị hoàng đế hiển hách bậc nhất trong lịch sử nước ta.

Quang Trung để lại Huế 2 vạn quân giữ thành, chỉ mang theo 4 vạn quân

ra Bắc. Từ Phú Xuân ra đến Nghệ An đường dài 300 km mà chỉ đi hết có
bốn ngày! Cho đến nay, người ta vẫn không thể hiểu được bằng cách nào,
chỉ với đôi chân trần đoàn quân của Nguyễn Huệ có thể hành quân thần tốc
như vậy. Trần Công Sán, một cựu thần nhà Lê thì mô tả một cách chung
chung: “Người Tây Sơn hành binh như bay, tiến quân rất gấp, xem họ đi lại
vùn vụt mau chóng như thần, chống không thể được, đuổi không thể kịp”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.