Đến Thanh Hóa, trong lễ thệ sư tại Thọ Lạc, nhà vua ứng tác một bài hiểu
dụ quân sĩ, kết thúc bằng những câu nôm na:
[Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!
∗
∗ ∗
Về phía quân Thanh, chúng chia làm bốn đạo tiến vào nước ta. Đạo thứ
nhất do Tôn Sĩ Nghị và phó tướng là Đề đốc Hứa Thế Hanh theo đường
Lạng Sơn tiến vào Thăng Long. Đạo thứ hai do Thái thú Sầm Nghi Đống chỉ
huy theo đường Cao Bằng tiến xuống. Đạo thứ ba do Đề đốc Ô Đại Kinh chỉ
huy, theo ngả Tuyên Quang tràn xuống Sơn Tây. Đạo thứ tư qua vùng Vạn
Ninh, Quảng Yên kéo vào chiếm đóng Hải Dương.
Quân Thanh tiến quân như vào chỗ không người. Tại Lạng Sơn, tướng
giữ ải Phan Khải Đức đầu hàng giặc. Ở Thăng Long, Ngô Văn Sở thấy
tương quan lực lượng quá chênh lệch: Quân mình vỏn vẹn có hơn một vạn,
không thể “chọi” được lực lượng hùng hậu của giặc, nên đã nghe theo lời
khuyên của Ngô Thì Nhậm, lui về đóng ở Tam Điệp. Lê Chiêu Thống cùng
bộ sậu lên tận Kinh Bắc đón quân Thanh rồi theo chúng vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị tỏ ra vô cùng tự đắc. Hằng ngày, Chiêu Thống phải đến chầu
chực ngoài cửa để xin yết kiến nguyên soái thượng quốc, Tôn Sĩ Nghị có
cho vào gặp mới được vào. Quân Thanh nghênh ngang sục sạo khắp trong
thành và còn ra các vùng xung quanh cướp phá. Dân tình vô cùng căm giận
giặc, ai nấy đều ngóng về phương Nam trông chờ quân Tây Sơn.
∗
∗ ∗
Ngày 20 tháng Chạp, đại quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp (Ninh
Bình) được Ngô Văn Sở cùng các tướng sĩ ra nghênh đón. Đại tư mã Ngô