Sự suy tàn của triều đại Tây Sơn
hà Tây Sơn bao gồm triều đại do “tam kiệt” lập nên vào năm
1778, cộng với triều đại Quang Trung tồn tại cho đến năm 1802, khi Nguyễn
Ánh thống nhất đất nước. Tổng cộng kéo dài 24 năm.
Sau khi đánh đuổi và giết được các chúa Nguyễn, chiếm được cả một
vùng lãnh thổ Đàng Trong từ Quảng Nam đến Hà Tiên, lãnh tụ của phong
trào khởi nghĩa - Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc - lên ngôi Hoàng đế, đặt nên
hiệu là Thái Đức, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Quy Nhơn). Hai người em là
Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhương tướng quân và Nguyễn Lữ -
Tiết chế. Các tướng lĩnh cũng được bình công khen thưởng và sắp xếp vào
các chức vụ khác nhau, trong tình hình đất nước vẫn ngổn ngang trăm mối.
Trong đó, mối nguy lớn nhất đối với nhà Tây Sơn là đã để “lọt lưới” một
người thuộc dòng dõi các chúa Nguyễn, đó là Nguyễn Ánh, khi đó mới 15
tuổi nhưng đã chứng tỏ là một nhân vật kiên cường và cực kì nguy hiểm!
Để ổn định phương Nam, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, nhất là Huệ, vẫn
“tả xung hữu đột”, hành quân vào Gia Định đến năm lần để trấn áp những
cuộc quấy nhiễu của Nguyễn Ánh mà đỉnh điểm là trận đánh lớn Rạch Gầm
- Xoài Mút: Đêm 19 rạng ngày 20-1-1785, trên khúc sông Tiền này, Nguyễn
Huệ đã đập tan 5 vạn quân Xiêm sang xâm phạm bờ cõi nước ta, theo lời
cầu viện của Nguyễn Ánh. Tiếp đó, ông đem quân ra Thăng Long (1786),
chấm dứt chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, trả ngôi vị cho vua Lê như đã nói ở
phần trên...
Song giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã xảy ra những rạn nứt khó hàn
gắn vì bất đồng chí hướng. Sự mâu thuẫn đã dẫn đến xung đột: Nguyễn Huệ
mang 6 vạn quân đánh thành Quy Nhơn ba tháng liền, vây riết đến mức
Nguyễn Nhạc đã phải dùng đến kế cùng. Bấy giờ, vợ con Nguyễn Huệ bị
“kẹt” trong thành Đồ Bàn, tức là ở trong tay Nguyễn Nhạc; ông bác bèn ẵm