trọng. Việc nhà Thanh công nhận nhà Tây Sơn khiến Lê Chiêu Thống không
còn “cửa” trở về, phải uất hận sống đời lưu vong và chết ở Trung Quốc cuối
năm 1793.
Giữa năm ấy, Quang Trung đã gửi thư đến Càn Long cầu hôn một nàng
công chúa Thanh triều và “xin” hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Ông cũng
sai đô đốc Võ Văn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Càn Long. Mọi
việc dần dần được ông đưa vào nề nếp và gấp rút chuẩn bị xây dựng kinh đô
mới ở Nghệ An, gọi là Phượng Hoàng trung đô.
Làm chủ vùng lãnh thổ phía nam, Đông Định Vương Nguyễn Lữ tỏ ra là
một thủ lĩnh nhu nhược và ít tài năng, không đủ sức vươn ra để chinh phục
nhân tâm người Nam Bộ vẫn hướng về các chúa Nguyễn. Lữ càng không có
khả năng củng cố vùng lãnh thổ rộng lớn được giao giữ nên đất đai cứ bị
Nguyễn Ánh “gặm” dần. Tháng 5 năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm Bình
Thuận. Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương.
Năm 1787, chỉ với một lực lượng ít ỏi, Nguyễn Ánh chiếm được Long
Xuyên, tiến đánh Gia Định. Nguyễn Lữ bỏ chạy, rút về nương nhờ ông anh
cả ở Quy Nhơn và hơn một năm sau thì mất, để lại thành Gia Định cho
Nguyễn Ánh. Lợi dụng lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với tình hình ở Bắc Hà,
Nguyễn Lữ vừa qua đời, Nguyễn Nhạc trễ nải việc quân, Ánh nhanh chóng
chiếm lại đất đai ở Nam Bộ rồi đánh lấn ra đất của Nguyễn Nhạc. Nhạc chỉ
đủ sức giữ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Vua Quang Trung vẫn theo dõi sát sao sự an nguy của mảnh đất phía
Nam. Tháng Chín năm Nhâm Tí (1792), ông gửi dụ hiệu triệu quân dân
Quảng Ngãi, Quy Nhơn, trong đó có viết: “Nay vâng lệnh vua anh, Trẫm
đang chuẩn bị một đạo quân thuỷ bộ lớn lao. Trẫm sẽ tiêu diệt chúng dễ
dàng như vỏ gỗ khô củi mục. Các ngươi chớ kể gì bọn giặc ấy.”
Thế nhưng, thật không may, trong lúc nhà vua đang chỉnh đốn binh mã,
củng cố chính quyền một cách toàn diện thì bất ngờ qua đời. Đại Nam liệt
truyện viết về sự việc này như sau: “Một hôm về buổi chiều, Huệ đương
ngồi thì bỗng nhiên tối mắt, ngã vật ra một lúc lâu mới tỉnh. Từ đấy bệnh
chuyển biến nặng lên. Triệu bọn Diệu đến dặn rằng: “Ta mở mang cõi đất