SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 45

Trịnh Tùng - Tào Tháo của Việt Nam

ỗi khi xuất phủ, chúa Trịnh thường cưỡi voi. Hôm ấy cũng vậy,

chúa cưỡi voi đi xem xét việc xây dựng cung điện đang tiến hành. Xong việc
trở về, Chúa bỗng thấy trong lòng không yên, liền cho voi ngựa và thị vệ đi
trước, còn mình ngồi kiệu đi sau.

Đến chỗ ngã ba, chợt có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng trên lưng voi.

Ngựa, voi và mọi người đều nhớn nhác. Qua phút hoảng loạn ban đầu, Chúa
sai người truy tìm, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng. Đem về phủ tra hỏi,
Đốc khai là nhà vua và Trịnh Xuân sai làm. Trịnh Xuân chính là con thứ của
Chúa, được phong tước Vạn Quận công...

Ngày 12 tháng Năm năm Kỷ Mùi (1619), Chúa ngự ra phủ đường, tập

hợp bách quan. Chúa cho vời vua Kính Tông vào, khóc mà nói: “Thời kì họ
Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên
đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình. Tôi tôn phò ba triều, thân
trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã 70. Nay
nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này.”

Các triều thần văn võ ai cũng phẫn uất, nói: “Vua vô đạo thì phải phế.”

Vậy là, vua Lê Kính Tông, khi đó mới 32 tuổi, buộc phải thắt cổ chết.

Đó là những gì được viết trong Đại Việt sử kí toàn thư, và đó cũng là một

nét chân dung khá điển hình của chúa Trịnh Tùng, người được ví là “Tào
Tháo của Việt Nam”. Điều đáng chú ý là lời ví này không phải do người
Việt đặt, mà bắt đầu từ một người nước ngoài – nhà Việt Nam học người
Nga, tiến sĩ sử học Vladimir Ivanovitch Antoshchenko...

∗ ∗

Trịnh Tùng, con thứ của Trịnh Kiểm, sinh năm 1550 ở làng Sóc Sơn,

huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Mẹ là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái Nguyễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.