SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 71

Chính sách giáo dục và chế độ khoa cử của nhà Mạc ở Cao Bằng cởi mở

hơn so với sự bảo thủ của nhà Lê. Nhà Mạc đã mở trường quốc học ở Bản
Thảnh, đào tạo được một tầng lớp trí thức bản địa, góp phần xây dựng chữ
Nôm Tày-Nùng. Nhờ có sự kết hợp giữa văn hóa miền xuôi với miền ngược
nên Cao Bằng đã phát triển nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú,
như hát then, hát lượn, hát sli cũng như các sáng tác văn học bằng chữ Nôm,
thơ ca phong slư bằng tiếng Tày...

Việc sản xuất cũng được đẩy mạnh, nhiều năm được mùa nên lương thực

tương đối dồi dào. Chợ búa được mở mang, việc buôn bán giao thương với
Trung Quốc tấp nập. Có thể nói nhà Mạc đã có công biến miền đất hẻo lánh
Cao Bằng thành một nơi trù phú, văn minh nhất vùng biên giới nước ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.