SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 73

Những ông trạng, ông nghè thời Mạc

ạc Đăng Dung xuất thân con nhà võ, thi đỗ Đô lực sĩ (Trạng

võ). Là hậu duệ nhiều đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, ông cũng rất coi
trọng việc học hành, thi cử, tuyển chọn nhân tài. Chỉ ba năm sau khi lên làm
vua, ông đã tổ chức thi đại khoa theo lệ ba năm một lần của triều Lê. Khi
làm Thượng hoàng, ông cho sửa sang lại Quốc tử giám đã bị chiến tranh tàn
phá, và đích thân đến nhà Thái học làm lễ tế Khổng Tử.

Nhà Mạc chính thức tồn tại 65 năm, đóng đô ở Thăng Long. Trong thời

gian đó, họ đã tổ chức được 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13
trạng nguyên. Năm 1592, khi quân Lê Trịnh đánh đến kinh thành Thăng
Long, nhà Mạc vẫn tổ chức khoa thi bên kia sông Hồng. Đến khi phải chạy
giạt lên chiếm cứ một rẻo đất Cao Bằng, các vua Mạc vẫn tiếp tục tổ chức
thi cử.

Chính nhờ vậy, nhà Mạc đã có được nhiều ông trạng, ông nghè ra làm

việc triều đình, giúp việc nước, nhiều người đã để lại dấu ấn trong lịch sử.

Nguyễn Thiến sinh năm 1495, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn (1532)

đời Mạc Đăng Doanh, khi 37 tuổi. Ông làm quan tới chức Thượng thư bộ
Lại, đứng đầu Ngự sử đài phụ trách giám sát quan lại và can gián vua. Về
tước vị, ông được thăng Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, Thư Quận
công. Chỉ vì trong triều có kẻ vu oan giá họa, ông phải cùng thông gia là Lê
Bá Li đem quân về hàng quân Trịnh. Nguyễn Thiến được Trịnh Kiểm cho
giữ chức tước cũ, và trong tám năm trước khi mất ông được giao tuyển chọn
quan lại của nhà Lê ở Thanh Hóa.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 trong một gia đình trâm anh thế

phiệt, ông ngoại là quan Thượng thư, mẹ là người có tiếng tài hoa. Ông lại
được thầy là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng dạy dỗ. Sau một thời gian dài
không đi thi do chán cho thời cuộc, khoa thi năm Ất Mùi (1535), Nguyễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.