thứ mà không ai sẵn sàng thương mại hóa thì thứ đó càng ít giá trị. Công
nghệ được phát triển trong môi trường trội phí bởi những nhà khoa học trội
phí thường khó thành công trong thị trường-chỉ-chịu-ảnh-hưởng-từ-thị-
trường.
Thứ tư, đối với hầu hết các tổ chức, thương mại hóa không đồng nghĩa
với việc làm tốt. Nó đồng nghĩa với việc trông có vẻ ổn. Mà trông có vẻ ổn
có nghĩa là có nhiều cuộc họp, kéo theo nhiều buổi thương thảo để những
người quản lý không thể kết tội bạn là cứ để tiền trên bàn và chỉ nhằm làm
cho càng ít người được cấp phép càng tốt.
Xin lỗi vì làm người xấu, nhưng đa phần thương mại hóa công nghệ
không phải là điều dễ dàng. Nếu muốn làm được điều đó, bạn cần hoàn
thành những điều kiện sau:
Sản phẩm hay con đường chiến lược cho một sản phẩm. Khách
hàng mua sản phẩm chứ không phải công nghệ, khoa học hay các tài
liệu nghiên cứu. Những thứ đó cách xa sản phẩm. Công nghệ càng
khớp với sản phẩm thực tế càng tốt. Người cấp phép giúp người được
cấp phép càng nhiều càng tốt.
Thái độ buông xuôi. Các tổ chức nên hoặc chủ động giúp đỡ hoặc
tránh xa các doanh nghiệp mới hình thành. Đối phó với khách hàng, sự
cạnh tranh, nhà đầu tư và chính phủ cũng đủ mệt. Thêm một cổ đông có
thể là giọt nước làm tràn ly. Việc thành lập công ty có vẻ rất thú vị,
nhưng đó là một công việc khó khăn. Trên thực tế là khó khăn hơn so
với việc nghiên cứu về thành lập công ty.
Nếu tất cả đều thất bại, bạn có thể tìm một thành viên trong một nhóm của
tổ chức, người này hiểu về công nghệ và tin rằng anh ấy/cô ấy có thể cải tiến
và sẵn sàng đem cả mạng sống ra cược rằng mình có thể biến nó thành một
sản phẩm hoặc dịch vụ. Người đó phải chính thức từ bỏ hoàn toàn – để mọi
thứ lại văn phòng, trừ trí tuệ – nhưng con đường này có thể nhanh hơn, rẻ
hơn và dễ dàng hơn so với quá trình thương mại hóa.