SỰ THẬT BI HÀI VỀ THẾ GIỚI KINH DOANH - Trang 266

Tôi đã lạc đề nhưng tôi vẫn thường băn khoăn điều gì xảy ra trước: Người

đó vẫn luôn là một kẻ khiếm nhã hay việc hoàn thành được điều gì đó tuyệt
vời (có thể là nhờ may mắn) có nghĩa là mọi người sẽ phải chịu đựng những
hành vi vớ vẩn? Chỉ chắc chắn một điều: Không phải người khiếm nhã nào
cũng làm được những việc tuyệt vời, thế nên không có quan hệ nhân quả ở
đây.

Sếp của bạn là một kẻ khiếm nhã nếu ông ta:

Nghĩ rằng quy tắc, luật lệ dành cho ông ta phải khác. Chẳng hạn,
chỗ đậu xe cho người tàn tật phải thực sự dành cho người tàn tật cộng
với ông ta
vì thời gian của ông ta vô cùng quý giá nên ông ta không thể
đi bộ thêm 15m được.

Không hiểu sự khác biệt giữa một vị trí tạo nên một con người và
một con người tạo nên một vị trí.
Một vị phó chủ tịch mua lại một
công ty truyền thông lớn là một hợp đồng lớn, nhưng quyền lực của
ông ta và cả khả năng hành động như một người khiếm nhã sẽ biến mất
nếu không có chức danh này. Người khiếm nhã thường không hiểu rằng
vị trí hiện tại của họ có thể đem lại cho họ những đặc quyền tạm thời.

Đòi hỏi người quản lý. Điều này có nghĩa tương đương với một người
trợ lý riêng, một thư ký cuộc hẹn, một người chăm sóc quan hệ công
chúng và lái xe riêng. Tất nhiên, nếu người khiếm nhã không có vị
trí/tiền bạc/địa vị, ông ta có thể tự trả lời điện thoại, tự đặt các cuộc
hẹn, tự làm việc với báo giới và tự lái xe.

Đòi hỏi hoàn thành những yêu cầu đặc biệt để có thể hạnh phúc/có
hiệu quả/năng suất.
Chẳng hạn, để thực hiện một buổi diễn thuyết,
ông ta cần một nhãn hiệu nước suối đặc biệt từ miền nam nước Pháp.
Hành động này chỉ là yêu sách.

Quan hệ với mọi người vì những gì họ có thể làm cho ông ta. Nói
cách khác, người “tốt” có thể làm rất nhiều việc cho ông ta. Người
“xấu” cũng không phải là không có ích. Người xấu trở thành người tốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.