SỰ THẬT BI HÀI VỀ THẾ GIỚI KINH DOANH - Trang 267

bằng cách thể hiện rằng anh ta có thể giúp sếp của bạn theo một vài
cách nào đó.

Đánh giá người khác dựa trên thang giá trị của ông ta, chứ không
phải thang giá trị của nhân viên hay xã hội.
Người khiếm nhã cho
rằng điều họ xem là quan trọng cũng là điều mà tất cả mọi người nên
xem là quan trọng. Ví dụ, sếp có thể chỉ xem trọng những thành tích
chuyên nghiệp và thành quả tài chính, vì thế người nào đó “chỉ là”
người bố hoặc người mẹ với sự quan tâm dành hết cho gia đình là
người có giá trị kém.

Đánh giá kết quả của nhân viên theo ý muốn cá nhân. Người khiếm
nhã hiếm khi rút ngắn quá trình vì họ đánh giá ý định của họ (“Tôi định
xem xét bản báo cáo hàng quý của anh/chị”) nhưng lại đánh giá nhân
viên chỉ dựa trên kết quả (“Cậu không hoàn thành phần mềm đúng thời
hạn”). Thay vào đó, người sếp nên đánh giá kết quả của chính mình,
sau đó so với kết quả của nhân viên và không bao giờ được trộn lẫn kết
quả với ý muốn cá nhân.

Yêu cầu bạn làm điều mà ông ta không làm. Đây là một bài kiểm tra
có chủ đích. Sếp của bạn có yêu cầu bạn bay bằng vé thường còn ông ta
bay bằng vé hạng nhất không? Ông ta có yêu cầu bạn làm việc vào cuối
tuần trong khi ông ta đi chơi khúc côn cầu không? Tôi hoàn toàn ủng
hộ việc sử dụng thời gian hiệu quả của sếp (ví dụ như không cần phải
tự mình gửi bưu kiện ở Federal Express), nhưng chẳng phải sếp bạn sẽ
làm được điều gì đó có ích cho công ty hơn nếu ông ta làm điều mà ông
ta yêu cầu bạn phải làm sao?

Gọi cho nhân viên vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Việc gọi
điện khẩn cấp khoảng một lần trong một năm thì có thể chấp nhận được
nhưng nếu thường xuyên hơn thì sếp của bạn đúng là một kẻ khiếm
nhã. Hạnh phúc của ông ta không phải là vấn đề thời gian 24/7 của bạn.
Bạn có quyền được hưởng thời gian, không gian và cuộc sống của riêng
bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.