SỰ THẬT VỀ VỤ ÁN HARRY QUEBERT HAY CHUYỆN NÀNG NOLA - Trang 597

Ngày hôm sau, từ Jackson trở về, Gahalowood và tôi đã lái xe xuống tận

Boston, ở đó Alkanor tiếp chúng tôi tại phòng làm việc của ông ấy trong
bệnh viện Children’s Hospital. Trên cơ sở các yếu tố đã được gửi tới từ
trước, giáo sư cho rằng có thể lập một bảng dự báo về bệnh rối loạn tâm
thần trẻ nhỏ cho Nola.

– Tóm lại điều đó có nghĩa là gì? Gahalowood sốt ruột.
Alkanor kéo kính xuống và thong thả lau mắt kính, như là để suy nghĩ về

điều ông ta sắp sửa nói ra. Sau đó, ông ta quay về phía tôi:

– Rốt cuộc, tôi cho rằng anh có lí, anh Goldman ạ. Tôi đã đọc cuốn sách

của anh cách đây mấy tuần. Căn cứ vào những điều anh miêu tả và những
yếu tố mà Perry mang tới cho tôi, tôi kết luận rằng đôi khi Nola bị mất ý
niệm về thực tại. Đó là khi cô ta rơi vào tình trạng khủng khoảng, như lúc
cô ta đốt phòng ngủ của mẹ mình. Đêm 30 tháng Tám năm 1960, Nola đã
nhìn nhận thực tế một cách sai lầm: cô ta muốn giết mẹ mình nhưng vào
thời điểm đó, thì giết người đối với cô ấy không có nghĩa gì hết. Cô ta hành
động mà không ý thức được tính nghiêm trọng của nó. Đang trong giai
đoạn chấn thương tâm lí đầu tiên, thì tiếp sau đó, Nola lại bị chấn thương
tâm lí lần nữa khi chịu hình phạt trừ tà và mỗi khi nhớ lại, chuyện đó trở
thành một yếu tố kích hoạt hoàn hảo cho các cơn khủng hoảng về hiện
tượng trùng lặp nhân cách, lúc ấy Nola trở thành người mẹ mà chính cô ta
đã giết chết. Từ đó, mọi việc trở nên phức tạp: khi Nola mất ý niệm về thực
tại, thì ký ức về người mẹ và hành động đốt phòng quay trở lại ám ảnh cô
ta.

Tôi đứng im choáng váng.
– Vậy ông muốn nói rằng…
Alkanor gật đầu trước khi tôi chưa nói hết rồi tiếp lời:
– Nola tự đánh mình vào những lúc khủng hoảng.
– Nhưng điều gì có thể gây ra những cơn khủng khoảng đó?

Gahalowood hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.