chiến thành Troa. Nét đặc biệt của huyền thoại Hy-lạp là liên hệ mật thiết
giữa con người với thần linh. Thần linh cỡ lớn trong thi tập được mô tả như
gia đình sống trên núi Olympos thương phe này ghét phe kia trong cuộc
giành giật dưới trần gian, có thần linh ủng hộ phe Hy-lạp, có thần linh bênh
vực phe Troian. Chúa tể quyền uy hơn hết, không về phe nào, song biết
thành Troa sẽ tiêu vong. Ông quyền uy hơn cả, nhưng gặp khó khăn khi sử
dụng quyền hành như người cha trần thế trong gia đình nhiều vợ đông con.
Ảnh hưởng của thần linh đối với con người tế nhị và khác nhau, từ
khuyến khích tâm linh đến trợ giúp thể xác. Điểm này là điểm có vẻ khó
hiểu đối với độc giả có tư tưởng vô thần. Thần linh không chỉ là người điều
khiển mưu đồ, bộ máy siêu linh mà thi sĩ sử dụng. Mọi hành động đều nằm
trong phạm vi chức năng của thần linh, như cung cách giải thích sự việc.Vì
Homer không có quan niệm về may rủi, ngẫu nhiên nên cái gì xảy ra không
tự nhiên đều cho là việc làm của thần linh. Nếu quân Troian áp đảo quân
Hy-lạp phải lui về phía sau (sự kiện mà Homer và khán giả của ông không
thể tưởng tượng đã xảy ra do quân Troian có khả năng chiến đấu tài giỏi)
như vậy chắc hẳn thần linh chiến tranh (Ares) ủng hộ phe Troian (5.590-
595, 5.703-704). Nếu binh sĩ Hy-lạp có hành động thực sự khác thường như
vậy chắc hẳn có Athena giúp đỡ (5.793, 22.214). Nếu Helen bỏ chồng rời
Argos theo Pâris về Troad ấy chỉ vì Aphrodite thuyết phục (3.383-420). Xạ
thủ trở thành tài ba là do Apollo trao cung tên (2.827); thợ săn trở nên lành
nghề là do Artemis huấn luyện (5.51).Ta coi việc làm như thế là biểu tượng
ngụ từ, nhưng đối với thi sĩ, nhân vật và khán giả của ông, việc làm như thế
không phải vậy. Đối với họ thần linh cũng thực như con người, thần linh có
thể sấn vào can thiệp, sự can thiệp như thế không chấp nhận giải thích có
tính cách ngụ từ, vì họ thực sự tin tưởng thần linh. Ta có thể cảm nhận cảm
xúc tôn giáo thực sự trong thi tập, chẳng hạn trong lời cầu nguyện của tu sĩ
(1.36-42), trong thái độ im lặng trong phòng họp lúc Odysseus đứng lên
phát biểu (2.279), trong giáo huấn đạo đức, luân lý trong chuyện có tính
cách ngụ từ về cầu nguyện (9.502-512).