đổi bản tính con người. Thần linh xúi giục, đôn đốc, lôi kéo, điều khiển
Achilleus, Aineias, Pâris, song không biến họ thành thế nhân như thế nào.
Chọn lựa là do con người. Kết cục, mặc dù thần linh can thiệp, Iliad là
chuyện của con người.
Chủ đề thi tập bạn đọc sắp sửa lần giở là thái độ phẫn nộ của Achilleus
chống lại Agamemnon, phẫn nộ như thế là cảm xúc tự nhiên của con người,
nhưng mở đầu thi tập cũng nói tới thần linh. Thần linh nào đẩy con người
tới chỗ đánh nhau khủng khiếp đến thế? Apollo (con Chúa tể) và Leto (vợ
Chúa tể) chăng? Mấy dòng mở đầu trước đó ta nghe nói trong lúc anh hùng
gục ngã ngoài chiến trường, ý định của Chúa tể nhích dần tới đích. Chuyện
xảy ra trong thi tập là do ý định của Chúa tể, Apollo hay Achilleus? Là con
người trong hoạt động Achilleus được tự do hay bị giới hạn? Đó là câu hỏi
nhiều đoạn trong thi tập nêu lên trong khi thần linh thôi thúc, kiềm chế, đe
dọa, cứu vớt anh hùng. Trong khi hành động, hình như do thần linh trực tiếp
can thiệp, con người có quyền hạn tới mức độ nào? Trong thi tập Homer có
quan niệm rõ ràng đối với hành động và trách nhiệm của con người không?
Thoạt nghe câu trả lời dường như không! Trong khúc 1 lúc cãi lộn,
Achilleus nén giận không đâm Agamemnon tại chỗ vì nữ thần Athena nắm
tóc ngăn cản. Tuy nhiên, xem kỹ chỗ này cùng nhiều đoạn tương tự trong
đó hành động của con người do siêu lực thúc đẩy, ta thấy quan niệm của
Homer về can thiệp siêu linh là quan niệm vô cùng tế nhị. Athena nắm tóc
Achilleus lúc tướng quân rút kiếm, nhưng ta nghe kể trước khi rút kiếm
tướng quân đã đắn đo, lựa chọn. Nữ thần tới để đôn đốc tướng quân lựa
chọn. Đặc biệt là nữ thần không sử dụng ngôn từ hạ lệnh, mà sử dụng ngôn
từ thuyết phục. “Từ trời cao ta giáng thế để ngăn tướng quân đừng nổi
nóng, để xem tướng quân có nghe lời ta không”(1.207). Như vậy chỗ này
có tương quan giữa can thiệp của thần linh và hành động của con người; cả
hai hình như bắt tay cộng tác, hoặc cả hai dường như là một nhìn từ góc độ
khác nhau. Trong Iliad có nhiều đoạn trong đó con người đi tới quyết định
phải lựa chọn không do thần linh mách bảo hay can thiệp. Ta thấy Odysseus
phải ra tay đối phó với tình thế một mất một còn. Tứ bề thọ địch, tính mạng