Leto (21.557-566). Trái lại, phía đối nghịch có Aphrodite, nữ thần đoạt giải
cuộc thi sắc đẹp hết lòng ủng hộ người Troian, can thiệp cứu mạng Pâris
khỏi tay Menelaos (3.439-441).
Lý do khiến thần linh can thiệp thường không quan trọng mà rất tự nhiên,
quá ư tự nhiên. Trái lại, được tưởng tượng giống thế nhân cả về mặt mạnh
lẫn mặt yếu, lại được phóng đại về kích thước, tầm vóc, thần linh là hình
tượng tiêu biểu cả hai mặt có vẻ khó hiểu, khó kiềm chế trong đời sống thế
nhân. Athena xúi xạ thủ Pandaros dùng cung bắn Menelaos. Làm vậy là phá
hủy cái trong khoảnh khắc là cơ may chấm dứt cuộc chiến (4.99-159). Lúc
này Achilleus không có mặt trên chiến trường, hai bên đều muốn hòa bình,
nhưng chiến cuộc cứ tiếp diễn. Vì sao? Vì tình trạng vô lý trong bản tính
con người. Vì ý định của lịch sử. Vì ý muốn của Chúa tể. Vì ngẫu nhiên
hoàn toàn. Thần linh can thiệp cũng can thiệp trực tiếp, đôi khi thần linh
tham dự cuộc chiến. Làm vậy là thần linh bao che thế nhân thần linh thương
yêu, và ở mức độ rộng lớn thần linh phả chất can đảm, men anh hùng vào
lòng binh lính, ngay cả đoàn quân như Poseidon thực hiện mặc dù Chúa tể
ra lệnh không được can thiệp (14.422-610). Ngày nay không nhìn cuộc
chiến như thế, song vẫn ngạc nhiên trước vẻ huyền bí của cuộc chiến - hăng
hái chiến đấu hay ngập ngừng hoảng sợ, yếu tố huyền bí gọi là tinh thần.
Không thể sờ, không thể đếm, không thể cân, Napoléon bảo yếu tố đó quan
trọng gấp ba lần yếu tố vật chất. Đọc truyện chiến tranh cũng thấy kể yếu tố
vô hình thường xảy ra, phe ít quân bị áp đảo vì yếu thế, bất thình lình trở
nên tin tưởng chủ động, đảo ngược tình hình, phe đông quân sấn tới nhờ
hùng mạnh, bỗng dưng thấy ngần ngại, thụ động, tả hữu có thể bị tấn công,
nếu vậy sẽ rơi vào rối loạn, kết cục tất nhiên tháo chạy. Đọc lịch sử cũng
thấy chiến tranh hầu như không thể đoán trước. Đầu thế kỷ XV, trong khi
làm chủ mạn nam, mạn trung nước Pháp trong cuộc chiến tranh kéo dài một
trăm năm, quân Anh bỗng dưng bị quân Pháp bao vây, đe dọa tiêu diệt, mặc
dù từ trước tới giờ lần nào đụng độ cũng thua, chỉ huy là cô gái làng
Domrémy, người đọc đành giải thích sự việc chẳng khác thần linh can thiệp
như Homer kể trong thi tập. Jeanne d’Arc hay La pucelle d’Orléans tuyên