sự khéo tay của thợ Trung Hoa.
So sánh những lăng tẩm đó với những ngôi mộ khai quật được ở Triều Tiên
và Bấc Việt, người ta thấy hai miền này đã chịu ảnh hưởng đậm của Trung
Hoa (đồ sơn, gấm vóc...), nhưng cũng giữ được những nét đặc biệt, chẳng
hạn những trống đồng ở Bắc Việt, và tục dùng quan tài hình chiếc thuyền
của người Mán ở Tứ Xuyên.
Hội họa không có gì đặc biệt. Người ta vẽ trên lụa, rồi từ thế kỉ II T.L
người ta phát minh được giấy mực thì vẽ trên giấy bằng bút lông. Thường
là vẽ người: vua chúa, công thần, các vị thánh, thần, và đời sống của giai
cấp quí tộc; tuy nét vẽ còn chất phác, nhưng đã sinh động.
4. Khoa học.
Đạo giáo tuy là mê tín di đoan nhưng chính vì tin ở thuật trường sinh mà
giúp cho khoa học luyện kim (alchimie) xuất hiện sớm nhất ở Trung Hoa.
Lưu An theo Đạo giáo, trong cuốn Hoài Nam tử chép thuật luyện đan bằng
chu sa, thần sa và thuật tạo ra vàng. Thuật tạo ra vàng chỉ là một ảo tưởng,
nhưng nó đã truyền qua Ả Rập, rồi châu Âu ở thời Trung cổ, và khai sinh ra
môn hóa học của phương Tây.
Đời Hán, y học, giải phẫu học rất tiến bộ, cống hiến cho đời sau các bộ Bản
thảo, Châm kinh, Thương hàn luận của Trương Trọng Cảnh, Kim quĩ yếu
hược.
Hai y sư nổi tiếng nhất là Thuần Vu Ý giỏi nghề mạch lí, cách chẩn đoán,
và Hoa Đà giỏi về châm cứu, ngoại khoa.
Thiên văn học, Trương Hành cải tạo những khí cụ để quan sát tinh tú, phát
minh được một khí cụ để quan sát địa chấn, biết trước địa chấn xảy ra ở
một miền nào đó trước khi tin tức tới Lạc Dương; ông còn vẽ được bản đồ
vòm trời có các sao vào tháng nào, giờ nào đó. Đời Võ đế chế tạo được
những chiếc thuyền cao lớn gọi là lâu thuyên để đi biển.
Nhưng quan trọng nhất là việc phát minh ra giấy năm +105 đời Hoà đế, của
một viên hoạn quan tên là Thái Luân, làm bằng vỏ cây, giẻ rách và lưới cũ.
Ông được phong tước hầu, sau bị tố cáo là âm mưu với hoàng hậu, phải tự
tử.