SỬ TRUNG QUỐC - Trang 171

khăn. Quân Đông Tấn chỉ khoảng 8 vạn, bằng một phần mười quân miền
Bắc, thình lình tấn công ngay khi quân Bắc mới tới, dùng mưu mô mua
chuộc những quân gốc Hán của Phù Kiên, tung ra những tin bậy, gây hoang
mang. Rồi bỗng nhiên non triệu quân Bắc hoảng hết, đào tẩu về Bắc hết,
không sao cản lại được.
Theo Tsui Chi thì nguyên nhân sự hoảng hốt đó như vầy. Khi hai đạo quân
Bắc Nam gặp nhau ở bờ sông Phì (tỉnh An Huy ngày nay) họ giao chiến lẻ
tẻ rồi mỗi bên lập trại để nghỉ đêm. Một tướng của Phù Kiên trong đêm tối
leo lên một ngọn đồi để xem trại bên địch đông khoảng bao nhiêu. Nhưng
vì trời có sương mù mà lại tối, ông ta thấy cây rung động dưới gió, tưởng
lầm là quân Nam di chuyển, và cho rằng họ rất đông, nên rất lo ngại.
Sáng sớm hôm sau, hai bên giáp chiến, nhưng các tướng Bắc mất tinh thần
cả rồi; lại thêm một vị nguyên soái rủi té ngựa, bị giết. Thế là “vua của họ”
(Phù Kiên? ) vội vàng thúc ngựa quay về. Sĩ tốt mạnh ai người nấy chạy
thục mạng. Họ sợ tới nỗi “nghe tiếng gió thổi, tiếng hạc kêu trên mây, tiếng
cành lá xào xạc” họ tưởng là tiếng hò hét của quân Nam đuổi theo họ. Hàng
ngàn người chết trong trận đó, “thây nằm đầy đồng, lấp cả thung lũng”.
Tsui Chi kết: “Trận đó, Bắc thua vì ảo giác kì dị của một viên tướng đã
đánh dấu một khúc quẹo trong lịch sử Trung Quốc. Nếu Phù Kiên mà thắng
thì tất sẽ chiếm được trọn Trung Quốc như người Mông Cổ hay Mãn Châu
đời sau, mà không có thời đại rực rỡ của nhà Đường nữa.” Một chính thể
quân nhân chỉ trông vào sức mạnh của binh đội, khi còn thắng trận thì lên
rất mau, mà khi bại một trận nhục nhã - gặp địch quân số chỉ bằng một
phần mười của mình, mà chưa giao chiến đã đào tẩu thì xuống cũng rất
mau. Năm 383 Phù Kiên thua Đông Tấn; Đông Tấn tự lượng sức, không
dám lợi dụng cơ hội để Bắc tiến; nhưng ngay năm sau, một tiểu vương
miền Bắc, không chịu thần phục Phù Kiên nữa, tách ra lập nước Hậu Yên.
Từ đó đất đai của Tiền Tần mất lần, chia nhỏ thành 11 tiểu quốc, tức là
những nước từ số 6 đến số 16 trong bảng của Eberhard.
Bắc Ngụy, nước 16 của rợ Thác Bạt (To-pa) ở phía Bắc tỉnh Sơn Tây ngày
nay. Thác Bạt là tên một họ làm chúa rất nhiều bộ lạc Hung Nô và Tiên Ti,
sau họ đó đổi tên[5] là Nguyên, chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kì nhiều hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.