Ngữ Đường?) đã thử chế tạo một máy đánh chữ, nhưng rắc rối quá, phải
bỏ. Nghe nói mới đây (1983), người Mỹ đã sáng chế một kiểu máy dùng
trên 250 dấu (tape) đánh được tất cả các chữ Trung Hoa, không phải dùng
chữ La Tinh.
Nhưng cái lợi của chữ Trung Hoa cũng hiển nhiên:
- Nhớ mặt chữ của một từ thì ta ít khi quên được ý nghĩa của nó, chẳng hạn
chữ an (
安) gồm nữ (女)(đàn bà), ở dưới miên (宀) (mái nhà), nghĩa là an
(an ổn), hoặc chữ minh (
明) gồm nhật (日) (mặt trời), nguyệt (月) (mặt
trăng) nghĩa là sáng; như vậy mỗi từ của Trung Hoa có cái gì sống hơn từ
của phương Tây; vì vậy đọc một bài thơ Trung Hoa viết bằng chữ Trung
Hoa, ta thấy có ý nghĩa hơn, thích hơn khi đọc cũng bài thơ đó phiên âm ra
chữ quốc ngữ. Cái thú còn tăng thêm gấp bội nếu ta thưởng thức được nét
bút của người viết, và ai cũng nhận ra môn “thư” (viết chữ) của Trung Hoa
là bước đầu của môn hoạ, người Trung Hoa nào viết chữ đẹp cũng thành
một hoạ sĩ được.
- Lợi lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình họ mau
thống nhất được nước họ, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết
những dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có biết bao
thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu La Tinh chẳng
hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ
Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông..., mà nước của họ đã bị chia
thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức,
Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
Cũng nhờ lối chữ của họ mà bao nhiêu Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông
Nam Á tới Âu, Mỹ, mặc dầu ở nước nào thì nói tiếng nước ấy mà vẫn giữ
được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút
đàm mà hiểu được nhau.
Chính cái lợi đó khiến cho một số học giả châu Âu thích chữ Trung Hoa,
muốn dùng một thứ chữ tượng hình, biểu ý như chữ Trung Hoa để làm chữ
chúng cho vạn quốc.
Từ cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), Trung Hoa làm hai cuộc cải cách về
ngôn ngữ và chữ viết.