) cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; (
) tiếng Trung Hoa chỉ tháng nữa; tiếng Ai Cập cũng dùng cách đó để
chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: (
)
Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như (
) chỉ cái miệng, mà miệng, người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re),
cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re).
Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình (
) không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r.
Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là tượng hình (écriture
idéographique) mà thành ra tượng thanh (cũng gọi là ký âm (écriture
phonétique)) như các chữ của Tây phương: Hy Lạp, La Mã, Anh, Pháp ...
và như chữ quốc ngữ của chúng ta thời nay.
Chữ Trung Hoa trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần,
ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá,
chuyển chú ..., tóm lại, vẫn giữ tính cách tượng hình mà không thành tượng
thanh, mặc dầu họ cũng có phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để
ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (
成), là nên, để ghi
âm chữ thành (
城) là thành lũy, chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai
chữ “thành sau”, mỗi chữ gồm hai phần: một phần ghi âm (
成), một phần
ghi ý: thổ (
土) là đất (thành bằng đất), ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).
Lối chữ đó có nhiều cái bất lợi:
- Học khá mất công: hai ba năm mới nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ
thường dùng; nếu dùng lối tượng thanh thì đỡ tốn công, như chữ quốc ngữ
của ta trẻ em học ba bốn tháng, người lớn độ nửa tháng là đọc, viết được tất
cả cac từ.
- Viết cũng mất công: có những chữ trên hai mươi lăm nét.
- In sách báo tốn công vì rất rắc rối, phải sắp non vạn chữ, chứ không thể
dùng ba bốn chục tự mẫu và dấu như các chữ lối tượng thanh.
- Không đánh tín hiệu được: phải dùng khoảng 8.000 dấu hiệu (code), mỗi
dấu hiệu thay cho một chữ.
- Không dùng máy đánh chữ được, tôi nhớ một học giả Trung Hoa (Lâm