có tới 1.367 chùa Phật, các thầy sãi các nước họp nhau có trên 3.000 người.
Có một cái tháp 7 tầng cao 300 trượng (!)
Ở phương Nam, thời Lương Võ đế, đài thành tráng lệ nhất, hơn hẳn
phương Bắc. Có lẽ nhờ tinh thần tôn giáo, sùng Phật mà kiến trúc thời đó
tiến bộ hơn thời Hán nhiều.
Miền Bắc có kinh đô Lạc Dương, đầu đời Bắc Triều, bị rợ Ngũ Hồ tàn phá,
chỉ còn có một trăm nhà, nhưng năm 494, triều Bắc Ngụy, được xây dựng
lại.
Vòng thành có 12 cửa. Ở giữa là cung điện, ở phía nam là khu hành chánh.
Trong thành và ngoài thành, dân chúng gồm 109.000 hộ, khoảng nửa triệu
người. Phía tây là một cái chợ lớn, phía đông là một cái chợ nhỏ, bán ngũ
cốc và súc vật, phía nam là một cái chợ bán cá và những sản phẩm ngoại
quốc, thương nhân phương Tây tới ở trong một cái quán riêng (Tứ
diquán?). Số tu sĩ chiếm tới 5-6% dân số (khoảng 25-30 ngàn).
Kinh đô miền Nam là Kiến Khang (Nam Kinh ngày nay). Nơi đó là một
đồng bằng rộng có nhiều đồi có thể xây đồn lũy để che chở kinh đô và kiểm
soát giao thông trên sông Dương Tử. Vua Đông Tấn cho vẽ bản đỗ một thị
trấn hình chữ nhật, vòng thành mười cây số. Cung điện ở phía Bắc, có nước
của một cái hồ rộng chảy vào.
Dân số kinh đố trên một triệu người (28 vạn hộ).
Vậy cuộc xâm lăng của rợ Hồ cũng có lợi cho Trung Quốc. Vì vua và dân
phải lánh xuống phương Nam mà miền Nam mới được mau khai phá, kiến
thiết.
5. Âm nhạc
Từ đời Hán, tiếp xúc với Tây Vực, nên Trung Hoa đã tiếp thu được ít nhiều
điệu nhạc của Tây Vực và Ấn Độ. Thẩm Ước và Tiêu Diễn đều tinh thông
nhạc luật và viết sách về nhạc. Cách phiên thiết trong tự điển Trung Hoa
bất chước ở tiếng Phạn trong khi dịch kinh Phật.
Có học giả còn cho rằng phong trào biền ngẫu cũng do ảnh hưởng của đạo
Phật: văn nhân có người ngày nào cũng gõ mõ tụng kinh mà khi tụng thì
tiếng bổng tiếng trầm, rồi khi đọc văn, họ quen miệng cũng ngâm nga và