SỬ TRUNG QUỐC - Trang 21

Nguyễn Hiến Lê

Sử Trung Quốc

Chương II

Nguồn gốc

A. Huyền thoại
Dân tộc nào cũng tạo ra một số huyền thoại để giảng giải nguồn gốc của
mình; địa thế của xứ sở, do đâu mà có núi, sông; đất đại được khai phá ra
sao, và dân tộc bắt đầu văn minh ra sao...
1. Bàn Cổ
Người Việt chúng ta tự cho là con Rồng cháu Tiên, người Nhật Bản tự nhận
là con cháu nữ thần Mặt Trời; người Trung Hoa bảo tổ tiên của họ chỉ là
một người, ông Bàn Cổ, nhưng ông Bàn Cổ còn hơn cả Rồng, Tiên, và Mặt
Trời nữa.
Theo một học giả Trung Hoa, ông Tsui Chi trong cuốn Histoire de la Chine
et de la Civilisation Chinoise (Payot, 1949) thì thời khai thiên lập địa, trời
và đất như lòng trắng và lòng đỏ trứng gà; rồi ông Bàn Cổ sinh ra, lấy
những chất trong và sáng tạo ra trời, những chất đục và tối tạo ra đất. Mỗi
ngày ông lớn lên được một trượng (khoảng 3 mét), trời cao thêm được một
trượng và đất cũng dày thêm được bấy nhiêu. Ông sống được 18.000 năm,
khi ông mất thì trời cao lắm và đất cũng dày lắm rồi.
Ông khóc, nước mắt ông chảy xuống trở thành sông Hoàng Hà và sông
Dương Tử, ông thở thành gió, nói thì thành sấm, mắt ông đưa qua chớp lại
thành chớp? Khi ông mất, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn
núi thiêng ở Trung Hoa, tức Ngũ Nhạc (Thái Sơn, Hoa Sơn...); hai mắt ông
thành mặt trời, mặt trăng, mỡ của ông chảy ra thành sông, biển và tóc ông
đâm rễ trong lòng đất, thành cây cối.

2. Tam Hoàng
Không rõ bao nhiêu năm sau khi Bàn Cổ chết thì có những ông vua đầu
tiên của Trung Quốc; mà ba ông vua - Tam Hoàng - đó là ai thì các học giả
Trung Hoa không nhất trí với nhau. Có ít nhất ba giả thuyết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.