a. Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng.
b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế.
c. Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông (theo Tsui Chi, sách đã dẫn).
3. Ngũ Đế
Sau Tam Hoàng tới Ngũ Đế. Cũng có nhiều thuyết về Ngũ Đế:
a. Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
c. Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Chí (theo Từ Hải).
d. Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn (theo Tsui Chi).
Thật là lộn xộn, cùng một ông, như Thần Nông, khi thì gọi là Hoàng, khi
gọi là Đế, khi thì làm vua trước Hoàng Đế (2b), khi thì sau (3a).
Những ông được nhắc tới nhiều nhất là:
- Hoàng Đế, một ông được coi là tạo nên nền văn minh Trung Hoa: chữ
viết, công nghệ; bà vợ ông dạy cho dân tộc Trung Hoa nuôi tằm, dệt lụa.
- Thần Nông, dạy dân cày ruộng, trồng lúa, và tìm được nhiều cây để chữa
bệnh.
- Phục Hi (cũng gọi là Thái Hạo), đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch.
Nên kể thêm bà Nữ Oa, có công luyện đá ngũ sắc để vá trời khi trời sụp đổ
vì những cây cột chống trời gãy.
Mấy vị đó toàn là do dân Trung Hoa tưởng tượng ra cả rồi cho họ trị vì từ
khoảng – 2.900 (dấu - trước con số có nghĩa là trước kỷ nguyên Tây lịch)
tới khoảng – 2.350.
Chỉ có hai ông Nghiêu, Thuấn là có thể coi bán thực bán huyền (semi-
historique).
4. Từ Nghiêu, Thuấn tới cuối nhà Hạ.
Dân tộc Trung Hoa tin rằng thời đại hoàng kim của họ là thời Nghiêu,
Thuấn, hai ông vua mà họ coi là bậc thánh (Nghiêu: - 2.356 – 2.255, Thuấn
– 2.255 – 2.205) rất bình dân, sống trong nhà lá, ăn mặc đạm bạc, giản dị
như dân, rất yêu dân và giỏi trị nước: người dân nào cũng sung sướng, đủ
ăn; không có trộm cướp (cửa không phải đóng, không ai nhặt của rơi ngoài