họ đốt rừng làm rẫy, lập được những cộng đồng nhỏ.
Họ đã làm được đồ gốm:
- Đồ gốm đỏ ở Tây An (Thiểm Tây). Họ sống thành từng nhóm, trong
những hố tròn đào trong đất, hoặc những chòi tròn cất trên mặt đất, chung
quanh có lò gốm, lẫm và nghĩa địa. Họ trồng kê (millet), cao lương... Khí
cụ bằng đá, trồng gai, nuôi tằm, nuôi lợn, chó, bò, cừu. Khí cụ của họ bằng
đá đẽo sơ sài.
- Đồ gốm đen, xuất hiện sau đồ gốm đỏ (có thể vào đời Nghiêu, Thuấn) ở
Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô. Kỹ thuật canh tác đã tiến bộ hơn, công cụ
bằng đá đã nhọn, bén, đốn cây được. Đồ gốm dùng một thứ đất tốt hơn, bền
hơn.
Nhà cửa cũng như thời đồ gốm đỏ, nhưng làng xóm đã có tường đất vây
quanh, có tổ chức hơn. Họ đã thờ thần linh và đã dùng xương bả vai động
vật hơ lửa để bói.
- Đồ gốm xám, xuất hiện sau cùng ở Hà Nam, ở dưới lớp đất có những đồ
đồng. Canh tác cũng như thời đồ gốm đen. Xương người khai quật được
thuộc giống mongoloid. Một điểm tiến bộ là họ đã bắt đầu có tổ chức chính
quyền ở cuối thiên niên kỷ thứ ba và đầu thiên niên kỷ thứ hai trước công
nguyên.
3. Thời đại đồ đồng.
Hình như dân tộc Trung Hoa tiến từ thời đại đá mài lên thời đại đồ đồng
một cách dần dần. Người ta đã khai quật được nhiều đồ đồng nhất ở An
Dương (Hà Nam), và kỹ thuật làm đồ đồng ở An Dương tiến bộ nhất trong
những thế kỷ XIV - XI trước công nguyên. Trước đó, đầu thời Thương, ở
những nơi khác, người ta cũng thỉnh thoảng đào được ít đồ đồng mỏng,
trang trí sơ sài, phần nhiều là dụng cụ (dao) và khí giới (đầu mũi tên).
Các nhà khoa học ngày nay đoán rằng đồ đồng xuất hiện vào khoảng
-1.700 (đầu đời Thương). Kỹ thuật đúc đồng do người Trung Hoa tìm ra,
nhưng có thể chịu ảnh hưởng của một số dân tộc phương Tây như miền
Mésopotamie hoặc miền Nam nước Nga, và miền Trung Á
Hơn nữa, thời đó, An Dương, trung tâm văn minh Trung Hoa, có thể cũng