hành, cuồng ; hại vì những chiến tranh kế vị - như vụ " tĩnh nạn "- làm cho
dân chúng lầm than, ngay hoàng tộc cũng khốn đốn, chết chóc; trong xã hội
thời quân chủ, không giới nào có nhiều kẻ chết bất đắc l kì tử như giới
hoàng tộc. Đất đai càng rộng, quốc gia giàu, quyền hành của vua càng lớn
thì cái ngai vàng càng bị nhiều kẻ tranh giành: từ anh em ruột thịt, tới chú
cháu, cả mẹ con, bà cháu. Có ai làm thống kê xem trong mỗi triều đại, có
bao nhiêu người trong hoàng tộc, kể cả nội ngoại chết vì ham cái ngai
vàng?
******
(1) Chu công đời nhà Chu là em vua Võ vương, chú của Thành Vương. giữ
chức nhiếp chính, giúp vua Thành vương lúc đó còn nhỏ. Yên vương Lệ
cũng là chú của Huệ đế, tự coi mình như Chu công và coi Huệ đế như
Thành vương
(2) Có sách chép khác:
- Yên vương dọa giết chín họ ông, Ông đáp: "Giết cả mười họ cũng chẳng
sao ".
Sau đó chín họ của của Nhụ bị tru di. Theo Từ Nguyên thì luật đời Minh,
chín họ ( cửu tộc) trở đời mình và bốn đời sau mình. Nghĩa đó không thông
, nên tôi theo truyền thuyết trên. Bốn đời trước, tức ông nội của ông nội
Hiệu Nhụ đã chết rồi, bốn đời sau, tức cháu của cháu thì chưa sanh, làm sao
giết được? Vả lại , như vậy phải gọi là cửu đại chứ sao lại gọi là cửu tộc?
THÀNH TỔ ( 1403 - 1424 )
Lên ngôi rồi, Thành Tổ ( niên hiệu là Vĩnh Lạc) bỏ Nam Kinh ở Kim Lăng
mà dời đô lên Bắc Kinh ( Yên Kinh).
Bắc Kinh dưới triều Nguyên đã được xây dựng lại cho rộng hơn, rực rỡ
hơn, rất tốn kém, nay Thành Tổ lại sửa sang, xây cất, mở rộng thêm nữa, và
thành trung tâm của văn minh Trung Hoa cho tới ngày nay, lớn hơn Nam
Kinh nhiều. Các du khách, các phái đoàn ngoại quốc hễ tời Bắc Kinh thì đi
thăm Tử cấm thành ( có tên đó vì có những bức tường cao sơn màu tía bao
vây cấm thành - nơi có cung điện), các vườn Thượng uyển rất rộng như Di
hoà viên, rồi lên phía Bắc coi Vận lý trường thành, sau cùng là các lăng tẩm
của vua triều Minh. Những kiến trúc đó tiêu biểu cho kiến trúc, văn minh